Bt tổng hợp chương oxi không khí (Tự luận + Trắc nghiệm)

Cập nhật lúc: 15:30 20-05-2016 Mục tin: Hóa học lớp 8


Bài tập hệ thống một cách đầy đủ và xúc tích nhất các dạng toán trọng tâm của oxi

 

BÀI TẬP TỔNG HỢP VỀ OXI – KHÔNG KHÍ (TL + TN)

Bài 1: Một bình chứa 33,6 lít khí oxi( đktc). Với thể tích này có thể đốt cháy:

a. Bao nhiêu gam cacbon và tạo bao nhiêu lít cacbon đioxit

b. Bao nhiêu gam lưu huỳnh và tạo bao nhiêu lít lưu huỳnh đioxit?

c. Bao nhiêu gam P và tạo bao nhiêu gam điphotpho pentaoxit?

Bài 2: Nung thuỷ ngân oxit thu được thuỷ ngân và oxi.

a. Viết PTHH của phản ứng

b. Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào

c. Nung 21,7 gam thuỷ ngân oxit. Tính thể tích oxi (đktc) và khối lượng thuỷ ngân thu được

Bài 3: Tính thể tích oxi thu được:

a. Khi phân huỷ 9,8 gam kali clorat trong PTN

b. Khi điện phân 36 Kg H2O trong công nghiệp

Bài 4: Khi nung nóng kali pemanganat(KMnO4) tạo thành Kali manganat (K2MnO4), mangan đioxit và oxi.

a. Hãy viết PTHH của phản ứng

b. Tính khối lượng kali pemanganat cần lấy để điều chế được 33,6 lít khí oxi (đktc)

Bài 5: Nếu lấy 2 chất pemanganat(KMnO4) và Kali clorat (KClO3) với khối lượng bằng nhau để điều chế oxi. Chất nào cho thể tích oxi nhiều hơn.

Bài 6: Tính khối lượng oxi điều chế được khi nung nóng: 0,5 mol KClO3; 0,5 mol KNO3; 2,45 gam KClO3 ; 24,5 kg KNO3

Bài 7: Nung nóng Kali nitrat (KNO3) tạo thành Kali nitrit (KNO2) và oxi.

a. Viết PTHH biểu diễn sự phân huỷ

b. Tính lượng KNO3 cần dùng để điều chế được 1,68 lít khí oxi ( đkc). Biết hiệu suất phản ứng là 85%

Bài 8: Tính khối lượng KClO3 cần thiết để điều chế một lượng oxi đủ để đốt cháy hết:

a. Hỗn hợp 0,5 mol CH4 và 0,25mol H2

b. Hỗn hợp 6,75 gam bột nhôm và9,75 gam bột kẽm

Bài 9:

a.  Tính toán để biết trong các chất  sau chất nào giàu oxi hơn: KMnO4 ;KClO3; KNO3

b.  So sánh số mol khí oxi điều chế được bằng sự phân huỷ cùng số mol của mỗi chất nói trên.

c. Có nhận xét gì về sự so sánh kết quả của câu a và câu b

Bài 10: Vì sao sự cháy của một vật trong không khí xảy ra chậm hơn và tạo ra nhiệt độ thấp hơn so với sự cháy của vật đó trong khí oxi?

Bài 11: Điền vào chỗ trống

a. ………là PUHH trong đó có một chất mới được tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu/

b. ……….là PUHH có sinh nhiệt trong quá trình xảy ra.

c. ……….là PUHH trong đó từ một chất sinh ra nhiều chất mới

d. ……….là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng

e. ……….là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng

Đối với mỗi câu trên hãy đưa ra một PTHH để minh hoạ

Bài 12:Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng và theo thể tích của các khí có trong hỗn hợp sau:

a. 3lít khí CO2 , 1 lít O2 và 6 lít khí N2

b. 4,4 gam khí CO2 ; 16 gam khí oxi và 4 gam khí hiđro

c. 3 mol khí CO­2 , 5 mol khí oxi và 2 mol khí CO

Các thể tích khí đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.

Bài 13: Một hỗn hợp khí gồm có 3,2 gam oxi và 8,8 gam khí cacbonic. Xác định khối lượng trung bình của một mol hỗn hợp trên.

Bài 14: Một hỗn hợp khí gồm có 0,1 mol O2 ; 0,25 mol N2 và 0,15 mol CO

a. Tìm khối lượng trung bình của 1 mol hỗn hợp  trên

b. Xác định tỉ khối của hỗn hợp trên đối với khí hiđro và với không khí.

Bài 15: Có 4 lọ được đậy kín nút bị mất nhãn , mỗi lọ đựng 1 trong các chất khí sau: oxi, nitơ, không khí, khí cacbonic. Làm thế nào có thể nhận biết được chất khí nào ở trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học? viết PTHH (nếu có).

Bài 16: Có 4 lọ đựng một trong những chất lỏng sau: nước cất, cồn, nước đường, nước muối.

Bằng phương pháp hoá họchãy nêu cách để nhận biết chất lỏng nào đựng trong mỗi lọ. 

Bài 17:

a. muốn cho một vật nào đó có thể bắt cháy và tiếp tục cháy ta phải làm thế nào?

b. Muốn dập tắt ngọn lửa đang cháy ta phải làm thế nào?

Bài 18: Một bình kín dung tích 5,6 lít chứa đầy không khí (đktc). Cho vào bình 10 gam photpho và đốt. Hỏi photpho bị cháy hết không? Biết oxi chiếm 20% thể tích không khí.

Bài 19: Cho những phản ứng hoá học sau( chú ý cân bằng các phương trình hóa học này trước)                            Al                 +     O2 →         Al2O3

                        KNO3               →        KNO2   +     O2

                        P          +    O2   →        P2O5

                        C2H2    +  O2     →        CO2      +     H2O

                        HgO                 →         Hg        +    O2

Cho biết phản ứng nào là:

a. Phản ứng oxi hóa

b. Phản ứng hoá hợp.

c. Phản ứng cháy

d. Phản ứng phân huỷ

e. Phản ứng toả nhiệt.

Bài 20: Tính thể tích oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn:

a. 1 kg than tổ ong chứa 60% cacbon, 0,8% lưu huỳnh và phần còn lại là tạp chất không cháy

b. 1 kg khí butan (C4H10)

Bài 21: Có 4 bình thuỷ tinh khối lượng và thể tích bằng nhau. Mỗi bình đựng một trong các chất khí sau: H2; O2; N2; CO2 ở cùng điều kiện về nhiệt đọ và áp suất. Hãy cho biết:

a. Lượng chất (số mol) trong mỗi bình có bằng nhau không? giải thích.

b. Số phân tử khí trong mỗi bình có bằng nhau không? giải thích

c. Khối lượng khí trong mỗi bình có bằng nhau không? giải thích.

Bài 22: Hãy giải thích vì sao:

a. Than cháy trong oxi tạo ra nhiệt độ cao hơn khi than cháy trong không khí?

b. Dây sắt nóng đỏ cháy sáng trong oxi, nhưng không cháy được trong không khí?

Bài 23: Với mỗi loại phản ứng sau đây hãy dẫn ra một phản ứng hoá học để minh hoạ:

a. Phản ứng phân huỷ

b. Phản ứng hoá hợp

c. Phản ứng cháy

d. Phản ứng oxi hoá chậm

Bài 24: Viết 4 PTHH mà sản phẩm là:

a. oxit kim loại

b. oxit phi kim

c.       oxit và nước

Bài 25: Có hỗn hợp khí gồm 0,5 mol H2; 1,5 mol O2; 1 mol CO2; 2 mol N2. Hãy xác định:

a. Thể tích hỗn hợp khí ở đktc

b. Khối lượng của hỗn hợp khí.

c. Tống số phân tử có trong hỗn hợp.

Bài 26: Trong các oxit sau đây, oxit nào tan được trong nước? Viết PTPƯ và gọi tên chất sản phẩm tạo thành: SO3; CO; CuO; Na2O; CaO; CO2; Al2O3.

Bài 27: Người ta thu khí oxi bằng phương pháp đẩy nước là dựa vào tinh chất vật lý nào của oxi?

Người ta còn có thể thu khí oxi bắng phương pháp đẩy không khí là dựa vào tính chất nào?

Câu 28: Chỉ ra công thức viết  SAI :

A. MgO                                                  C. P2O5

B. FeO2                                                  D. ZnO

Câu 29:Trong các dãy chất sau, dãy nào chỉ có các oxit ?

A. SO2, CH4O, P2O5                              B. CO2, Al2O3, Fe3O4

C. CuO, Fe2O3, H2O                              D. CO, ZnO, H2SO4.

Bài 30: Trình bày tính chất hoá học của khí oxi, mỗi tính chất viết 4 PTHH để minh hoạ?

ĐÁP ÁN

(Bài tập về lý thuyết yêu cầu học sinh tự giải)

Bài 1.

a. mC = 18 g; VCO2 = 33,6 lít

b. mS = 48 g; VSO2 = 33,6 lít

c. mP = 37,2 g; mP2O5 = 85,2 g

Bài 2.

a. 2Hg + O2 → 2HgO

b. Phản ứng trên thuộc loại phản ứng hóa hợp

c. VO2 = 1,12 lít; mHg = 20,1 g

Bài 3.

a. 2,688 lít

b. 22400 lít

Bài 4.

b. 237 g

Bài 5. KClO3 cho thể tích oxi nhiều hơn

Bài 6. Khối lương oxi thu được khi nung nóng các chất tương ứng là: 24g; 8g; 0,96 g; 3881 g .

Bài 7.

b. 17,82 g

Bài 8.

a. 91,875 g

b. 21,4375 g

Bài 13. Khối lượng trung bình = 40

Bài 14.

a. Khối lượng trung bình bằng 86,6

b. Tỉ khối của hỗn hợp với hiđro và không khí lần lượt là: 43,2 và 2,98

Bài 18. Photpho không cháy hết.

Bài 25.

a. 112 lít

b. 149 gam

c. 3. 1025 phân tử.

 

 

Bài 1.

a. mC = 18 g; VCO2 = 33,6 lít

b. mS = 48 g; VSO2 = 33,6 lít

c. mP = 37,2 g; mP2O5 = 85,2 g

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 8 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3 bước: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

  • Đề kiểm tra 45 phút chương IV: Oxi - không khí (2 đề - có đáp án)(15/07)

    Chương oxi - không khí là một trong những chương quan trọng trong chương trình hóa học trung học cơ sở và là nền tảng cho kiến thức hóa trung học phổ thông. Vì vậy, bài viết này nhằm củng cố cũng như nâng cao kiến thức hóa học về oxi - không khí!

  • Bài tập nâng cao: Oxi - không khí(23/05)

    Bài tập hệ thống toàn diện và trọng tâm về lý thuyết cũng như các dạng bài tập phổ biến về chương oxi - không khí

  • BT Xác định sự oxi hóa - sự khử(23/05)

    Kiến thức về phản ứng oxi hóa khử là một kiến thức vô cùng quan trọng trong hóa học. Nắm chắc kiến thức lý thuyết và bài tập sẽ giúp học sinh có nền tảng hóa học tốt!

  • Phân biệt oxit - axit - bazơ - muối(23/05)

    Các loại hợp chất vô cơ được chia thành 4 loại: oxit, axit, bazơ, muối. Mỗi hợp chất đều có thành chần cũng như tính chất đặc trưng. Làm thế nào để phân biệt 4 loại hợp chất trên một cách nhanh chóng và chính xác. Bài viết này sẽ giúp giải quyết câu hỏi trên!

  • Đề kiểm tra oxi - không khí(20/05)

    Hai đề kiềm tra dưới đây được thiết kế bám sát với cấu trúc chương trình học và đều có đáp án, lời giải chi tiết sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho bạn đọc.

  • Bài tập điều chế khi oxi - phản ứng phân hủy(20/05)

    Bài viết giúp bạn đọc ôn tập lại kiến thức và rèn kĩ năng giải bài tập điều chế khí oxi - phản ứng phân hủy.

  • Không khí - sự cháy (có bài tập áp dụng)(20/05)

    Không khí chứa những gì? Không khí có liên quan gì đến sự cháy, và tại sao khi gió to đám cháy lại bùng lên to hơn? Và làm gì để dập tắt được đám cháy. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc đó cho bạn nhé.

  • Oxi - Bài tập tự luận(20/05)

    Bài tập tự luận về oxi giúp học sinh nâng cao khả năng tư duy cũng như phản xạ đối với các dạng bài tập của chương oxi không khí

  • Bài tập hiệu suất phản ứng(20/05)

    Hiệu suất phản ứng là một dạng bài phổ biến trong tính toán hóa học. Đặc biệt là đối với chương oxi - không khí.

  • Bài tập phân loại, gọi tên oxit(20/05)

    Phân loại và gọi tên oxit là dạng bài tập trọng tâm để bạn đọc có thể làm được các bài tập dạng khác, cùng nắm vững cách phân loại và gọi tên qua bài viết dưới đây nhé.

Gửi bài tập - Có ngay lời giải!