Cập nhật lúc: 15:00 09-06-2016 Mục tin: Hóa học lớp 9
Xem thêm:
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆMCHƯƠNG V : DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON – POLIME
Câu 1
Độ rượu là
A. số mol rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước.
B. số l rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước.
C. số ml rượu etylic có trong 1000ml hỗn hợp rượu với nước.
D. số ml rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước.
Câu 2
Công thức cấu tạo thu gọn của rượu etylic là:
A. CH3-CH2-OH B. CH3-O-CH3
C. CH3OH D. CH3-O-C2H5
Câu 3
Số ml rượu etylic có trong 500 ml rượu 400 là:
A. 20ml B. 200ml
C. 2ml D. 0,2ml
Câu 4
Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ phần trăm từ:
A. 3-6% B. 1-3%
C. 2-5% D. 2-10%
Câu 5
Dãy chất phản ứng với axit axetic là
A. ZnO, Cu, Na2CO3, KOH B. ZnO, Fe, Na2CO3, Ag
C. SO2, Na2CO3, Fe, KOH D. ZnO, Na2CO3, Fe, KOH
Câu 6
Đun nóng axit axetic với rượu etylic có axit sunfuric làm xúc tác thì người ta thu được một chất lỏng không màu, mùi thơm, không tan trong nước và nổi trên mặt nước. Sản phẩm đó là
A. đimetyl ete B. etyl axetat
C. rượu etylic D. metan
Câu 7
Dãy gồm các chất tham gia phản ứng thuỷ phân là:
A. Tinh bột, xenlulôzơ, glucôzơ, PE.
B. Tinh bột, xenlulôzơ, glucôzơ, PVC.
C. Tinh bột, xenlulôzơ, saccarôzơ, chất béo.
D. Tinh bột, xenlulôzơ, glucôzơ, chất béo.
Câu 8
Cho các đoạn chưa hoàn chỉnh sau:
-Khi để mía lâu ngày trong không khí, đường (1) có trong mía sẽ bị vi khuẩn có trong không khí lên men chuyển thành (2), sau đó thành rượu etylic.
-Quá trình hình thành (3) và (4), đây là quá trình quan trọng trong tự nhiên, nó vừa hấp thụ khí CO2, vừa giải phóng O2, vì vậy có tác dụng cân bằng khí quyển.
-Trong cơ thể động vật, (5) tập trung nhiều ở mô mỡ, còn trong thực vật (5) tập trung nhiều ở quả và hạt.
Dãy số (1), (2), (3), (4), (5) lần lượt là:
A. Chất béo, glucozơ, tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ
B. Saccarozơ, glucozơ, tinh bột, xenlulozơ, chất béo
C. Saccarozơ, glucozơ, tinh bột, chất béo, xenlulozơ
D. Saccarozơ, glucozơ, chất béo, xenlulozơ, tinh bột
Câu 9
Một số protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng hoặc cho thêm hoá chất vào
dung dịch này thường xảy ra kết tủa protein. Hiện tượng đó gọi là:
A. Sự oxi hoá B. Sự khử
C. Sự cháy D. Sự đông tụ.
Câu 10
Dãy chất gồm các polime là :
A. Metan, polietylen, cao su thiên nhiên, cao su buna
B. Polietylen, tinh bột và xenlulozơ, saccarozơ
C. Polietylen, tinh bột và xenlulozơ, protein
D. Polietylen, tinh bột và xenlulozơ, glucozơ
Câu 11
Chỉ dùng dung dịch iot và dung dịch AgNO3 trong NH3 có thể phân biệt được mỗi chất trong nhóm nào sau đây:
A. Hồ tinh bột, glucozơ, saccarozơ B. Chất béo, hồ tinh bột, saccarozơ
C. Hồ tinh bột, polietylen, saccarozơ D. Chất béo, saccarozơ, glucozơ
Câu 12
Chỉ dùng nước nóng (từ 650 trở lên) có thể phân biệt được
A. tinh bột, chất béo, glucozơ, saccarozơ
B. tinh bột, xenlulozơ, chất béo, glucozơ
C. tinh bột, protein, glucozơ, saccarozơ
D. tinh bột, polietilen, glucozơ, saccarozơ
Câu 13
Trong một buổi thực hành hóa 9, bạn Nam đã tiến hành thí nghiệm nhận biết 3 lọ đựng 3 hóa chất glucozơ, saccarozơ, tinh bột như sau: Lấy mỗi lọ một ít hóa chất cho vào ống nghiệm, đánh số thứ tự 1,2,3 ; nhỏ dung dịch iot vào các ống nghiệm, thấy ống 1 chuyển màu xanh ; Nam tiếp tục nhỏ dung dịch AgNO3 trong amoniac vào ống 2,3 thấy ống 2 có kết tủa bạc. Chứng tỏ hóa chất đựng trong các ống 1,2,3 lần lượt là
A. Glucozơ, saccarozơ, tinh bột. B. Tinh bột, glucozơ, saccarozơ.
C. Glucozơ, tinh bột, saccarozơ. D. Tinh bột, saccarozơ, glucozơ.
Câu 14
Đốt cháy chất hữu cơ X (là một trong số các chất tinh bột, saccarozơ, glucozơ, protein) thấy tạo ra sản
phẩm là CO2, H2O và khí N2. Vậy X có thể là:
A. Tinh bột B. Saccarozơ
C. Glucozơ D. Protein
Câu 15
Đun 20ml dung dịch glucozơ với 1 lượng dư Ag2O người ta thấy sinh ra 1,08g bạc. Nồng độ mol/l của
dung dịch glucozơ là:
A. 0.25M B. 0.2M
C. 0.5M D. 2.5M
Câu 16
Khi lên men glucozơ, người ta thấy thoát ra 22,4 lít khí CO2 ở đktc. Biết hiệu suất của quá trình lên men là 90%. Khối lượng glucozơ đã lấy lúc ban đầu là:
A. 8,1g B. 81g
C. 0,81g D. 810g
Câu 17
Đốt cháy một loại gluxit (thuộc một trong các chất sau: glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ) người ta thu được nước và CO2 theo tỉ lệ về số mol là 6:11. Vậy gluxit đó là:
A. Glucozơ. B. Xenlulozơ.
C. Saccarozơ. D. Tinh bột.
Câu 18
Để điều chế rượu etylic, một nhà khoa học đã cho lên men 54g glucozơ và tiến hành thí nghiệm tại 300 – 320C. Biết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn. Do đó, khối lượng rượu etylic thu được là:
A. 1,38 g B. 2,76 g
C. 27,6 g D. 13,8 g
Câu 19
Từ 1 tấn nước mía chứa 15% saccarozơ có thể thu được a kg saccarozơ (biết hiệu suất thu hồi đường đạt 80%). Giá trị của a là
A. 150. B. 120.
C. 130. D. 100.
Câu 20
Trong thực tế, người ta sản xuất rượu etylic bằng cách nấu gạo hoặc sắn, ngô. Thực chất của quá trình trên xảy ra theo 2 giai đoạn sau: Tinh bột (sắn, ngô, gạo) → Glucozơ → Rượu etylic . Biết hiệu suất của mỗi giai đoạn trên đều đạt 80%. Vậy khối lượng rượu etylic thu được từ 1 tấn tinh bột là:
A. 300kg. B. 200kg.
C. 387,4kg. D. 38,74kg.
ĐÁP ÁN
1D |
2A |
3B |
4C |
5D |
6B |
7C |
8B |
9D |
10C |
11A |
12B |
13B |
14D |
15A |
16B |
17C |
18D |
19B |
20D |
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Học trực tuyến lớp 9 và Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều. Lộ trình học tập 3 giai đoạn: Học nền tảng lớp 9, Ôn thi vào lớp 10, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả. PH/HS tham khảo chi tiết khoá học tại: Link
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Bộ đề kiểm tra 15 phút chương V hóa học lớp 9 gồm 1 đề trắc nghiệm và 2 đề tự luận có lời giải kèm theo sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn tự ôn tập lại kiến thức về "Dẫn xuất của Hidrocacbon - Polime".
50 câu hỏi lý thuyết và bài tập sẽ giúp các bạn củng cố lại kiến thức về glucozo, saccarozo, tinh bột và xenlulozo
Bài tập phản ứng thủy phân tinh bột hoặc xenlulozơ là dạng bài tập khá phổ biến trong các đề thi và kiếm tra. Giải bài tập dạng này như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây
Hai đề kiểm tra 45 phút với đáp án đầy đủ sẽ giúp học sinh hình thành kĩ năng khi bước vào các kì thi lớn. Đồng thời sau khi hoàn thành bài kiểm tra này, học sinh sẽ từ bổ sung được phần kiến thức mình có hổng.
Bài viết nhằm củng cố lý thuyết về axit axetic, ancol, và chất béo. Giúp học sinh khắc sâu kiến thức, nâng cao khả năng tính toán hóa học!
Bài tập về độ rượu là một bài tập không thể thiếu khi đề cập tới rượu etylic trong chương trình hóa học THCS cũng như mở rộng ra ancol trong chương trình hóa học THPT. Dạng bài về độ rượu có những kiểu câu hỏi tính toán như thế nào, cách giải quyết câu hỏi đó ra sao? Cùng tìm hiểu bài học dưới đây!!!
Tổng hợp các bài tập lý thuyết và tính toán giúp các bạn củng cố kiến thức về tinh bột và xenlulozo
Bài viết giúp các bạn học sinh củng cố kiến thức bài saccarozo
Bài viết nhằm củng cố kiến thức lý thuyết về axit axetic đồng thời giới thiệu những bài tập hay và khó về axit axetic.
Bài tập về rượu etylic khá phổ biến trong các đề thi. Bài viết dưới đây cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản và nâng cao về rượu etylic, đồng thời đưa ra những phương pháp giải bài tập hữu hiệu cho học sinh