Cập nhật lúc: 17:26 11-05-2016 Mục tin: Hóa học lớp 10
Xem thêm:
BTTN LÝ THUYẾT LIÊN KẾT HÓA HỌC
Câu 1: Các nguyên tử kết hợp với nhau nhằm mục đích tạo thành liên kết mới có đặc điểm:
A. Bền vững hơn cấu trúc ban đầu. B. Tương tự như cấu trúc ban đầu.
C. Kém bền vững hơn cấu trúc ban đầu. D. Giống như cấu trúc ban đầu.
Câu 2: Liên kết hóa học là
Câu 3: Liên kết ion là liên kết hóa học được hình thành bằng lực hút tĩnh điện giữa:
A. Cation và anion. B. Các ion mang điện tích cùng dấu.
C. Cation và electron tự do. D. Electron chung và hạtnhân nguyên tử.
Câu 4: Khuynh hướng nào dưới đây không xảy ra trong quá trình hình thành liên kết hóa học:
A. Chia tách electron. B. Cho nhận electron.
C. Dùng chung electron. D. Dùng chung electron tự do.
Câu 5: Khi các nguyên tử liên kết với nhau để tạo thành phân tử thì dù liên kết theo loại nào vẫn phải tuân theo quy tắc:
A. Sau khi liên kết mỗi nguyên tử đều có lớp vỏ ngoài cùng chứa 8 electron.
B. Sau khi liên kết thành phân tử, mỗi nguyên tử phải đạt được cấu hình electron giống như cấu hình electron của nguyên tử khí trơ gần nó nhất trong bảng hệ thống tuần hoàn.
C. Khi liên kết phải có một nguyên tố nhường electron và một nguyên tố nhận electron.
D. Sau khi liên kết thành phân tử, mỗi nguyên tử phải đạt được cấu hình electron giống nhau và giống với cấu hình electron của nguyên tử khí trơ gần nó nhất trong bảng hệ thống tuần hoàn.
Câu 6: Liên kết hóa học giữa các ion được gọi là:
A. liên kết anion – cation. B. liên kết ion hóa.
C. liên kết tĩnh điện. D. liên kết ion.
Câu 7: Liên kết cộng hóa trị tồn tại nhờ:
A. các đám mây electron. B. các electron hoá trị.
C. các cặp electron dùng chung. D. lực hút tĩnh điện.
Câu 8: Liên kết cộng hóa trị là liên kết:
A. hình thành do sự góp chung một electron.
B. hình thành do sự góp chung các electron.
C. hình thành do sự góp chung 2 electron.
D. hình thành do sự góp chung các cặp electron.
Câu 9: Chọn phát biểu sai trong các câu sau :
A. Liên kết cộng hoá trị được tạo thành giữa những nguyên tố có tính chất gần giống nhau.
B. Liên kết cộng hoá trị được tạo thành giữa những nguyên tử phi kim .
C. Liên kết ion được tạo thành giữa hai nguyên tố có tính chất hoá học trái ngược nhau.
D. Liên kết cộng hoá trị được tạo thành giữa nguyên tố kim loại điển hình và phi kim điển hình.
Câu 10: Liên kết kim loại được đặc trưng bởi
A. sự tồn tại mạng lưới tinh thể kim loại. B. tính dẫn điện.
C. các electron chuyển động tự do. D. ánh kim.
Câu 11: Tuỳ thuộc vào số cặp electron dùng chung tham gia tạo thành liên kết cộng hóa trị giữa 2 nguyên tử mà liên kết được gọi là:
A. liên kết phân cực, liên kết lưỡng cực, liên kết không phân cực.
B. liên kết đơn giản, liên kết phức tạp.
C. liên kết ba, liên kết đơn, liên kết đôi.
D. liên kết σ, liên kết π.
Câu 12: Trong phân tử nitơ, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết:
A. cộng hóa trị không có cực. B. ion yếu.
C. ion mạnh. D. cộng hóa trị phân cực.
Câu 13: Liên kết hóa học trong phân tử hiđrosunfua là liên kết:
A. ion. B. cộng hoá trị. C. hiđro. D. cho – nhận.
Câu 14: Liên kết trong phân tử HCl là liên kết:
A. cộng hóa trị phân cực. B. cộng hóa trị không phân cực.
C. cho – nhận. D. ion.
Câu 15: Liên kết trong phân tử NaCl là liên kết:
A. cộng hóa trị phân cực. B. cộng hóa trị không phân cực.
C. cho – nhận. D. ion.
Câu 16: Dãy nào dưới đây gồm các chất chỉ chứa các liên kết cộng hóa trị:
A. BaCl2; CdCl2; LiF. B. H2O; SiO2; CH3COOH.
C. NaCl; CuSO4; Fe(OH)3. D. N2; HNO3; NaNO3.
Câu 17: Dãy nào dưới đây gồm các chất có độ phân cực của liên kết tăng dần:
A. NaBr; NaCl; KBr; LiF. B. CO2; SiO2; ZnO; CaO.
C. CaCl2; ZnSO4; CuCl2; Na2O. D. FeCl2; CoCl2; NiCl2; MnCl2.
Câu 18: Cho các chất sau: (1) C2H2, (2) CO2, (3) C2H4, (4) HNO3, (5) Cl2O7. Những chất có liên kết cho nhận là:
A. (1), (2). B. (2), (3). C. (3), (4). D. (4), (5).
Câu 19: Nguyên tố A là kim loại kiềm (nhóm IA). Nguyên tử của nguyên tố B có 7 electron lớp ngoài cùng. Công thức của hợp chất tạo bởi A và B là:
A. A7B. B. AB7. C. AB. D. A7B2.
Câu 20: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt p, n, e là 18. Liên kết hóa học trong oxit của X là:
A. liên kết ion. B. liên kết cộng hóa trị phân cực.
C. liên kết cộng hóa trị không phân cực. D. liên kết cho nhận.
Câu 21: Ion X- có cấu hình electron là 1s22s22p6, nguyên tử Y có số electron ở các phân lớp s là 5. Liên kết giữa X và Y thuộc loại liên kết nào sau đây:
A. cộng hóa trị phân cực. B. cho – nhận.
C. ion. D. cộng hóa trị không phân cực.
Câu 22: Những nguyên tố nào sau đây có cùng hóa trị cao nhất đối với oxi: 16A, 15B, 24D, 8E:
A. A, B. B. A, B, D. C. A, D, E. D. B, E.
Câu 23: Nguyên tử R có cấu hình electron là 1s22s22p1. Ion mà R có thể tạo thành là:
A. R-. B. R3-. C. R+. D. R3+.
Câu 24: Liên kết hóa học trong phân tử flo, clo, brom, iot, oxi đều là:
A. Liên kết ion. B. Liên kết cộng hóa trị có cực.
C. Liên kết cộng hóa trị không cực. D. Liên kết đôi.
Câu 25: Liên kết trong phân tử HF, HCl, HBr, HI, H2O đều là:
A. liên kết ion. B. liên kết cộng hóa trị có cực.
C. liên kết cộng hóa trị không cực. D. liên kết đôi.
Câu 26: Hạt nhân của nguyên tử X có 19 proton, nguyên tử Y có 17 proton, liên kết hóa học giữa X và Y là:
A. liên kết cộng hóa trị không cực. B. liên kết cộng hóa trị có cực.
C. liên kết ion. D. liên kết cho nhận.
Câu 27: Liên kết hóa học trong NaCl được hình thành do:
A. hai hạt nhân nguyên tử hút electron rất mạnh.
B. mỗi nguyên tử Na và Cl góp chung một electron.
C. nguyên tử clo nhường electron, nguyên tử Na nhận electron tạo nên hai ion ngược dấu, hút nhau tạo nên phân tử NaCl.
D. nguyên tử Na nhường electron, nguyên tử clo nhận electron tạo nên hai ion ngược dấu, hút nhau tạo nên phân tử NaCl.
Câu 28: Trong các hợp chất sau đây, hợp chất nào có liên kết cộng hóa trị:
A. LiCl. B. NaF. C. CaF2. D. CCl4.
Câu 29: Trong các hợp chất sau đây, hợp chất nào có liên kết ion:
A. HCl. B. H2O. C. NH3. D. NaCl.
Câu 30: Liên kết trong phân tử HI là liên kết:
A. cộng hóa trị không phân cực. B. cộng hóa trị có cực .
C. cho – nhận. D. ion.
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, (Xem ngay) Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, làm quen kiến thức, định hướng luyện thi TN THPT, ĐGNL, ĐGTD ngay từ lớp 10
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Các bài tập tổng hợp có lời giải chi tiết dưới đây giúp bạn đọc củng cố kiên thức đầy đủ và hiệu quả.
Tổng hợp các bài tập tính toán dưới đây giúp bạn đọc rèn luyện kỹ năng tính toán đồng thời khắc sâu lý thuyết toàn chương.
90 bài tập trắc nghiệm có đáp án dưới đây sẽ là nguồn tài liệu hữu ích giúp bạn đọc củng cố lại lý thuyết toàn bộ chương.
Bài viết dưới đây hướng dẫn bạn đọc chi tiết cách giải dạng bài tập này.
Bài viết hướng dẫn bạn đọc cách giải nhanh gọn các bài tập xác định nguyên tố trong cùng 1 chu kì hoặc nhóm A.
Dạng bài tập xác định công thức là dạng bài tập phổ biến, tuy nhiên học sinh vẫn còn lúng túng rất nhiều khi giải dạng bài tập này. Bài viết dưới đây hướng dẫn bạn đọc cách giải dạng bài này chi tiết.
Bài viết hướng dẫn đầy đủ và chi tiết cách giải các bài tập về mối quan hệ giữa vị trí và cấu hình electron.
Bài viết cung cấp đầy đủ các nội dung chính như mối quan hệ giữa vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử và tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại.
Dựa vào cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố có thể xác định được một số tính chất đặc trưng của nguyên tố đó, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách xác định cho bạn đọc dễ hiểu.
Giữa cấu hình electron nguyên tử và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn có mối quan hệ qua lại với nhau. Dựa vào cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố có thể xác định được vị trí của nguyên tố đó trong bảng tuần hoàn và ngược lại bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách xác định.