BTTN tính toán cacbon - silic

Cập nhật lúc: 09:40 18-04-2016 Mục tin: Hóa học lớp 11


Tổng hợp các bài tập trắc nghiệm tính toán có đáp án dưới đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc rèn luyện lại các kỹ năng giải bài tập của toàn chương.

BTTN TÍNH TOÁN CACBON - SILIC

Câu 1: Cho 14,9 g hỗn hợp Si, Zn, Fe tác dụng với lượng dư dd NaOH thu được 6,72 lít ( đktc) khí. Cũng lượng hỗn hợp đó khi tác dụng với lượng dư dd HCl sinh ra 4,48 lít khí (đktc). Cho biết khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp?

A. 2,8 g Si ; 6,5 g Zn ; 5,6 g Fe                               B. 8,4 g Si ; 0,9 g Zn ; 5,6 g Fe

C. 5,6 g Si ; 6,5 g Zn ; 2,8 g Fe                               D. 1,4 g Si ; 6,5 g Zn ; 7,0 g Fe

Câu 2: Nung 24 g Mg với 12 g SiO2 cho đến khi p/ư hoàn toàn. Hỏi thu được chất gì với số mol bằng bao nhiêu?

A. Mg2Si :0,2 mol ; MgO : 0,4 mol ; Mg: 0,2 mol

B. MgSiO3 : 0,1 mol ; MgO : 0,1mol ; Si : 0,1 mol ; Mg : 0,8 mol

C. MgO : 0,4 mol ; Mg : 0,6 mol ; Si : 0,2 mol

D. MgO : 0,4 mol ; MgSi : 0,2 mol ; Mg : 0,4 mol

Câu 3: Để tạo các nét khắc trên thuỷ tinh nguời ta dùng hỗn hợp bột canxi florua trộn với axit sunfuric đặc . Giải thích tác dụng của hỗn hợp này trên thuỷ tinh?

A. Do axit sunfuric có khả năng hòa tan silic dioxit là thành phần chính của thuỷ tinh.

B. Do canxi florua tác dụng với axit sunfuric tạo ra axit flohidric có khả năng hòa tan muối natri cacbonat  là thành phần chính của thuỷ tinh.

C. Do canxi florua  có khả năng hòa tan silic dioxit là thành phần chính của thuỷ tinh.

D. Do canxi florua tác dụng với axit sunfuric tạo ra axit flohidric có khả năng hòa tan silic dioxit là thành phần chính của thuỷ tinh.

Câu 4: Silic phản ứng được với nhóm các chất sau:

A. O2 , C , F2 , Mg , HCl , NaOH                           B. O2 , C , F2 , Mg, NaOH

C. O2 , C , F2 , Mg , HCl , KOH                             D. O2 , C , Mg , HCl , NaOH

Câu 5: Natri silicat có thể được tạo thành bằng chất nào sau đây

A. Đun SiO2 với NaOH nóng chảy

B. Cho SiO2 tác dụng với dung dịch NaOH loãng

C. Cho dung dịch K2SiO3 tác dụng với dung dịch NaHCO3

D. Cho Si tác dụng với dung dịch NaCl

Câu 6: Trong phòng thí nghiệm, sau khi điều chế khí CO2, người ta thường thu nó bằng cách

A. chưng cất.          B. đẩy không khí.                    C. kết tinh.                     D. chiết.

Câu 7: Than hoạt tính được sử dụng nhiều trong mặt nạ phòng độc, khẩu trang y tế…là do nó có khả năng

A. hấp thụ các khí độc.                                            B. hấp phụ các khí độc.

C. phản ứng với khí độc.                                         D. khử các khí độc.

Câu 8: Trong công nghiệp, silic được điều chế bằng cách nung SiO2 trong lò điện ở nhiệt độ cao với

A. magiê.                         B. than cốc.                     C. nhôm.                          D. cacbon oxit

Câu 9: Hấp thụ toàn bộ 0,896 lít CO2 vào 3 lít dd Ca(OH)2 0,01M được?

A. 1g kết tủa                    B. 2g kết tủa                    C. 3g kết tủa                    D. 4g kết tủa

Câu 10: Thổi CO2 vào dd chứa 0,02 mol Ba(OH). Giá trị khối lượng kết tủa biến thiên trong khoảng nào khi CO2 biến thiên trong khoảng từ 0,005 mol đến 0,024 mol

A. 0 gam đến 3,94g                                                 B. 0,985 gam đến 3,94g

C. 0 gam đến  0,985g                                              D. 0,985 gam đến 3,152g

Câu 11: Sục 2,24 lít (đktc) CO2 vào 100ml hỗn hợp dung dịch gồm KOH 1M và Ba(OH)2 0,75M. Sau khi khí bị hấp thụ hoàn toàn thấy tạo m g kết tủa. Tính m

A. 19,7g                           B. 14,775g                       C. 23,64g                         D. 16,745g

Câu 12 Sục 4,48 lít (đktc) CO2 vào 100ml hỗn hợp dung dịch gồm KOH 1M và Ba(OH)2 0,75M. Sau khi khí bị hấp thụ hoàn toàn thấy tạo m g kết tủa. Tính m

A. 23,64g                         B. 14,775g                       C. 9,85g                           D. 16,745g

Câu 13: Hấp thụ 4,48 lít CO2 (đktc) vào 0,5 lít  NaOH  0,4M và KOH 0,2M. Sau phản ứng được dd X.  Lấy 1/2 X tác dụng với Ba(OH)2 dư, tạo m gam kết tủa. m và tổng khối lượng muối khan  sau cô cạn X lần lượt là

A. 19,7g và  20,6g           B. 19,7gvà 13,6g             C. 39,4g và 20,6g            D. 1,97g và  2,06g

Câu 14: Cho 0,14 mol CO2 hấp thụ hết vào dung dịch chứa 0,11 mol Ca(OH)2. Ta nhận thấy khối lượng CaCO3 tạo ra lớn hơn khối lượng CO2 đã dùng nên khối lượng dung dịch còn lại giảm bao nhiêu?

A. 1,84 gam                     B. 3,68 gam                     C. 2,44 gam                     D. 0,92 gam

Câu 15: Cho 0,14 mol CO2 hấp thụ hết vào dung dịch chứa 0,08mol Ca(OH)2. Ta nhận thấy khối lượng CaCO3 tạo ra nhỏ hơn khối lượng CO2 đã dùng nên khối lượng dung dịch còn lại tăng là bao nhiêu?

A. 2,08 gam                     B. 1,04 gam                     C. 4,16 gam                     D. 6,48 gam

Câu 16: Thổi V ml (đktc) CO2 vào 300 ml dd Ca(OH)2 0,02M, thu được 0,2g kết tủa.Gía trị V là:

A. 44.8 hoặc 89,6            B. 44,8 hoặc 224             C. 224                              D. 44,8

Câu 17: Thổi V lit (đktc) CO2 vào 100 ml dd Ca(OH)2 1M, thu được 6g kết tủa. Lọc bỏ kết tủa lấy dd đun nóng lại có kết tủa nữa. Gía trị V là:

A. 3,136                           B. 1,344                           C. 1,344 hoặc 3,136        D. 3,36 hoặc 1,12

Câu 18: Cho 5,6 lít hỗn hợp X gồm N2 và CO2 (đktc) đi chậm qua 5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02M để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5 gam kết tủa. Tính tỉ khối hơi của hỗn hợp X so với H2.

A. 18,8                             B. 1,88                             C. 37,6                             D. 21

Câu 19: Thổi một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp Fe3O4 và CuO nung nóng thu được 2,32 gam hỗn hợp rắn. Toàn bộ khí thoát ra cho hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 5 gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 3,22 gam.                       B. 3,12 gam.                C. 4,0 gam.                 D. 4,2 gam.    

Câu 20: Cho dòng khí CO dư đi qua hỗn hợp (X) chứa 31,9 gam gồm Al2O3, ZnO, FeO và CaO thì thu được 28,7 gam hỗn hợp chất rắn (Y). Cho toàn bộ hỗn hợp chất rắn (Y) tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít H2 (đktc). Giá trị V là

     A. 5,60 lít.                         B. 4,48 lít.                    C. 6,72 lít.                   D. 2,24 lít.

Câu 21: Dùng CO dư để khử hoàn tòan m gam bột sắt oxit. Dẫn tòan bộ lượng khí sinh ra đi thật chậm qua 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,1M thì vừa đủ và thu được 9,85gam kết tủa. Mặt khác hòa tan tòan bộ m gam bột sắt oxit trên bằng dd HCl dư rồi cô cạn thì thu được 16,25gam muối khan. m có giá trị là bao nhiêu gam và công thức oxit (FexOy) là ?

    A. 8gam; Fe2O3                   B. 15,1gam, FeO         C. 16gam; FeO                D. 11,6gam; Fe3O4

Câu 22: Thêm từ từ 300ml dung dịch HCl 1M vào 200ml dung dịch hỗn hợp gồm Na2CO3 1M và NaHCO3 0,5M được dung dịch A và giải phóng V lít khí CO2 (đktc) . Cho thêm nước vôi vào dung dịch A tới dư thu được m gam kết tủa trắng. Giá trị của m và V là

     A. 15gam và 3,36lít.     B. 20gam và 3,36lít.         

C. 20 gam và 2,24lít.        D. 15gam và 2,24lít.

Câu 23: Trộn 100ml dd chứa KHCO3 1M và K2CO3 1M với 100ml dung dịch chứa NaHCO3 1M và Na2CO3 1M được 200ml dung dịch X. Nhỏ từ từ 100ml dung dịch Y chứa H2SO4 1M và HCl 1M vào dung dịch X được V lít CO2 (đktc) và dung dịch Z. Cho Ba(OH)2 dư vào Z thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của V và m là:

     A.2,24 và 59,1.             B.1,12 và 59,1.                  C.2,24 và 82,4.                D.1,12 và 82,4.

Câu 24: Nhỏ từ từ 100ml dung dịch Na2CO3 3M và NaHCO3 2M vào 200ml dung dịch HCl  3,5M, sau phản ứng thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị V là.

     A. 7,84.                         B. 9,8                                C. 11,20.                          D. 10,64.

Câu 25: Nhỏ từ từ 100ml dung dịch Na2CO3 1M và NaHCO3 2M vào 200ml dung dịch HCl  1,5M, sau phản ứng thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị V là.

     A. 5,04.                         B. 4,48.                             C. 3,36.                            D. 6,72.

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

2k7 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập mễn phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 11 - Xem ngay

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

  • Bài tập cacbon - silic (có lời giải chi tiết)(20/04)

    Bài viết dưới đây tổng hợp các bài tập lý thuyết và bài tập tính toán có lời giải chi tiết giúp bạn đọc ôn tập kiến thức và có thêm nhiều phương pháp giải bài tập hay.

  • BTTN tổng hợp cacbon - silic(19/04)

    Bài viết tổng hợp bài tập trắc nghiệm lý thuyết và bài tập tính toán gồm nhiều dạng câu hỏi khác nhau từ khó đến dễ giúp bạn đọc ôn tập lại toàn bộ kiến thức và rèn luyện kỹ năng tính toán.

  • 65 BTTN lý thuyết cacbon - silic(16/04)

    65 câu trắc nghiệm lý thuyết có đáp án dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững lý thuyết của toàn bộ chương để có thể làm bài tập hiệu quả.

  • Giải toán CO2 tác dụng với dd kiềm bằng pp biện luận(15/04)

    Bài viết tổng hợp các phương pháp biện luận để giải bài tập CO2 tác dụng với dd kiềm một cách nhanh nhất.

  • Bài tập CO2 tác dụng với dd kiềm(14/04)

    Bài viết hướng dẫn chi tiết đầy đủ phương pháp giải bài tập CO2 tác dụng với dd kiềm qua các ví dụ minh họa có lời giải chi tiết.

  • Bài tập CO2 tác dụng với dd kiềm bằng đồ thị(13/04)

    Dạng toán này có nhiều cách giải khác nhau. Tuy nhiên đối với học sinh không chuyên Hóa thì mấy bài này thường rất vất vả để có kết quả đúng, thậm chí một số bài nếu không chú ý kĩ thì những học sinh giỏi Hóa cũng mắc sai lầm. Với cách giải bằng hình vẽ này sẽ giúp các bạn không chuyên hóa giải bài này dễ dàng hơn, các bạn giỏi Hóa tránh phải sai lầm.

  • Bài tập khử oxit kim loại bằng CO và C(12/04)

    Bài viết đưa ra phương pháp giải các bài tập về sự khử của CO và C cụ thể dễ hiểu.

  • Silic và hợp chất của silic(11/04)

    Bài viết tổng hợp những kiến thức quan trọng về silic và hợp chất của silic giúp bạn đọc nắm vững các kiến thức

  • Hợp chất của cacbon(09/04)

    Bài viết trình bày chi tiết cụ thể những lý thuyết quan trọng về các hợp chất của cacbon giúp bạn đọc có thể dễ dàng áp dụng giải các bài tập về các hợp chất của cacbon.

  • Cacbon(08/04)

    Bài viết cung cấp cho bạn đọc những kiến thức quan trọng về cacbon.

Gửi bài tập - Có ngay lời giải!