Cập nhật lúc: 15:00 31-05-2016 Mục tin: Hóa học lớp 9
Xem thêm:
DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC KIM LOẠI
I. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ
1. Dãy hoạt động hóa học của kim loại là gì?
- Dãy hoạt động hóa học của kim loại là dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều giàm dần mức độ hoạt động hóa học của chúng.
- Dãy hoạt động của một số kim loại:
Khi Ba Cô Nàng May Áo Màu Za Cam Fái Người Sang Phố Hỏi Cửa Hàng Á Phi ÂuChú ý: Nhẩm “câu thần chú” để học thuộc dãy:
2. Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại
a. Mức độ hóa học của các kim loại giảm dần từ trái sang phải
=> K là kim loại hoạt động mạnh nhất và Au là kim loại hoạt động kém nhất.
b. Kim loại đứng trước Mg (K, Ba, Ca, Na) phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường.
2 Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑
c. Kim loại đứng trước H tác dụng với dung dịch axit (HCl; H2SO4 loãng,….) tạo ra H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑
Cu + 2HCl → không phản ứng (vì Cu đứng sau H)
d. Kim loại không tan trong nước (từ Mg trở về sau) đẩy được kim loại đứng sau nó ra khỏi dung dịch muối
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Chú ý: Khi cho Na vào dung dịch CuCl2 thì:
+ Na phản ứng với nước trước: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑
+ Sau đó xảy ra phản ứng: CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2Ag
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1. Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hoá học tăng dần ?
A. K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe ;
B. Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn ;
C. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K ;
D. Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe ;
E. Mg, K, Cu, Al, Fe.
Bài 2. Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4 ? Hãy giải thích và viết phương trình hoá học.
A. Fe ;
B. Zn ;
C. Cu ;
D. Mg.
Khi đó xảy ra PTHH: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
Kim loại đồng bị đẩy ra ngoài bám nên thanh kim loại kẽm. Thu được dung dịch ZnSO4 tinh khiết
Bài 3. Viết các phương trình hoá học :
a. Điều chế CuSO4 từ Cu.
b. Điều chế MgCl2 từ mỗi chất sau : Mg, MgSO4, MgO, MgCO3.
(Các hoá chất cần thiết coi như có đủ).
Bài 4. Hãy cho biết hiện tượng xảy ra khi cho
a. kẽm vào dung dịch đồng clorua.
b. đồng vào dung dịch bạc nitrat.
c. kẽm vào dung dịch magie clorua.
d. nhôm vào dung dịch đồng clorua.
Viết các phương trình hoá học, nếu có.
Bài 5*. Cho 10,5 gam hỗn hợp 2 kim loại Cu, Zn vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc).
a. Viết phương trình hoá học.
b. Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng.
III. ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI
Bài 1.
Đáp án C
Bài 2.
Đáp án: B
Bài 3.
a. Cu + 2H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2 + 2H2O
2Cu + O2 → 2CuO
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
b. Mg + 2НСl → MgCl2 + H2
Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu
MgSO4 + BaCl2 → MgCl2 + BaSO4
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O
Bài 4.
a. Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu
b. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
c. Zn + MgCl2(không phản ứng)
d. 6Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu
Bài 5.
Số mol H2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol.
a. Khi cho hỗn hợp (Zn, Cu) vào dung dịch H2SO4 loãng, chỉ có Zn phản ứng:
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + Н2
Phản ứng: 0,1 ← 0,1 (mol)
b. Chất rắn còn lại là Cu: mCu = 10,5 - 0,1 x 65 = 4 gam.
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Học trực tuyến lớp 9 và Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều. Lộ trình học tập 3 giai đoạn: Học nền tảng lớp 9, Ôn thi vào lớp 10, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả. PH/HS tham khảo chi tiết khoá học tại: Link
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
2 đề kiểm tra có lời giải chi tiết giúp các bạn củng cố kiến thức và cách trình bày bài tập tự luận về kim loại
Kiểm tra 15 phút dưới dạng trắc nghiệm giúp các em ôn tập lại các kiến thức cơ bản về kim loại, đồng thời rèn luyện khả năng tư duy nhanh nhạy khi làm bài tập trắc nghiệm
Những kim loại nào tác dụng được với nước? Kim loại tác dụng với nước bao gồm các dạng bài nào? Phương pháp giải của từng dạng bài đó? Tất cả sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.
Các bài tập tách và tinh chế kim loại giúp các em khắc sâu kiến thức về kim loại.
Tổng hợp các bài tập từ khó đến dễ giúp bạn đọc ôn tập kỹ lại dạng bài tập này.
Bài toán dạng khử oxit kim loại là dạng bài tập khá hay, thường xuyên gặp, để giải dạng bài tập này ta thường sử dụng phương pháp bảo toàn khối lượng và chú ý hiệu suất phản ứng (nếu có).
Bài tập nhận biết là dạng bài tập phổ biến trong các bài thi và bài kiểm tra, để làm được dạng bài này ta cần nhớ các phản ứng đặc trưng của mỗi chất.
Tổng hợp các bài tập dưới đây giúp các em ôn tập lại toán bộ các dạng bài tập về nhôm một cách tốt nhất.
Bài viết hướng dẫn bạn đọc cách giải các bài tập về phản ứng nhiệt nhôm cơ bản với các ví dụ minh họa dễ hiểu.
Dạng toán biện luận về kim loại là một dạng toán khó, đòi hỏi học sinh có kiến thức chắc chắn, tư duy linh hoạt.