Flo - Brom - Iot

Cập nhật lúc: 17:11 25-11-2015 Mục tin: Hóa học lớp 10


Flo, brom, iot cùng thuộc nhóm VIIA vậy chúng có những tính chất nào giống và khác với clo? Chúng có ứng dụng gì và điều chế chúng như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

FLO – BROM – IOT

I- FLO

 - Là chất khí, màu lục nhạt, độc.

 - Là phi kim mạnh nhất (có độ âm điện lớn nhất)  =>  Flo có tính oxi hóa mạnh nhất.

-  Flo oxi hóa tất cả các kim loại (gồm cả Au, Pt). Nó cũng tác dụng trực tiếp với hầu hết phi kim, trừ oxi và nito.

 -  Với khí H2: phản ứng nổ mạnh, xảy ra ngay cả trong bóng tối, nhiệt độ thấp.

                 Thí dụ:                 H2   +    F2     →      2HF  

                                                                   khí hidro florua

 -  Khí HF tan vô hạn trong nước tạo ra dd axit flohidric, khác với axit HCl, axit HF là axit yếu, tính chất đặc biệt của axit HF là tác dụng với silic đioxit (SiO2) có trong thành phần thủy tinh)

 → do đó không dùng chai lọ thủy tinh để đựng dd axit HF.

                                  SiO2    +    4HF    →     SiF4     +      2H2O

                                                               Silic tetraflorua

-  Hơi nước bốc cháy khi tiếp xúc với khí flo:  2F2    +    2H2O    →    4HF    +   O2 

II- BROM

- Brom là chất lỏng màu đỏ nâu, mùi khó chịu, dễ bay hơi, độc.

1. Với kim loại: 

Brom oxi hóa được nhiều kim loại (phản ứng cần đun nóng)

                                               3Br2   +    2Al      2AlBr3

2. Với H2: 

Brom chỉ oxi hóa được H2 ở nhiệt độ cao:

                                                 Br2   +    H2   2HBr    

                                                                              khí hidro bromua

       - Khí HBr tan trong nước tạo thành dd axit bromhidric, đây là axit mạnh, mạnh hơn axit HCl.

3. Với H2O: 

Khi tan trong nước, 1 phần brom tác dụng rất chậm với nước tạo ra axit HBr và axit HBrO (axit hipobromơ), là phản ứng thuận nghịch:

                                Br2      +   H2O      \(\rightleftharpoons\)    HBr   +    HBrO

4. Điều chế:

   - Điều chế Khí HBr:                         PBr3     +     3H2O   →   H3PO3   +   3HBr

   - Điều chế Br2 trong công nghiệp:     Cl2      +   2NaBr   →    2NaCl   +   Br2

          Chú ý:    AgBr cũng kém bền khi gặp ánh sáng giống như AgCl .

                                            2AgBr     2Ag     +     Br2

Nâng cao:

- Brom thể hiện tính khử khi gặp chất oxi hóa mạnh (như nước clo…)

                         Br2      +    5Cl2    +    6H2O    →    2HBrO3    +    10HCl

                                                                            (Axit bromic)

- Tính khử của HBr (ở trạng thái khí cũng như trong dd) mạnh hơn HCl. HBr khử được H2SO4 đặc thành SO2.

                               2HBr     +        H2SO        →      Br2     +   SO2    +   2H2O

- Dd HBr không màu, để lâu trong không khí trở nên có màu vàng nâu vì bị oxi hóa (dd HF và HCl không có phản ứng này):

4HBr   +   O2   →    2H2O   +    2Br2

III- IOT

1/ Với kim loại: 

Iot oxi hóa được nhiều kim loại nhưng chỉ xảy ra khi đun nóng hoặc có xúc tác.

3I2  +   2Al       2AlI3

2/ Với H2:     Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao, có xúc tác, phản ứng thuận nghịch: 

                                             I2    +      H      \(\rightleftharpoons\)       2HI

                                                                           khí Hidro Iotua

- Hidro Iotua dễ tan trong nước tạo thành dd axit Iothidric, đó là 1 axit rất mạnh, mạnh hơn cả axit clohidric, bromhidric.

3/ Iot hầu như không tác dụng với H2O

4/ Iot có tính oxi hóa kém clo và brom:   Cl2   +    2NaI     →    2NaCl   +    I2

                                                                     Br2   +    2NaI    →     2NaBr   +   I2

5/  Iot có tính chất đặc trưng là tác dụng với hồ tinh bột tạo thành hợp chất có màu xanh.

6/  Điều chế:                                 Cl2   +    2NaI    →   2NaCl   +    I2

       * Nâng cao: HI có tính khử mạnh:

                          8HI    +    H2SO4đ    →   4I2    +     H2S   +    4H2O

                          2HI    +    2FeCl3      →   2FeCl2   +   I2   +   2HCl

IV- So Sánh Các Halogen:

 

F2

Cl2

Br2

I2

Với H2

Trong bóng tối ở nhiệt độ thấp, nổ mạnh:

F2 + H2 → 2HF

ás

Cần chiếu sáng, phản ứng nổ:

Cl2 + H2  → 2HCl

to

Cần nhiệt độ cao:

Br2 + H2  → 2HBr

Cần nhiệt độ cao hơn, phản ứng thuận nghịch.

I2 + H2 ↔ 2HI

Với H2O

Phân hủy mãnh liệt H2O ở ngay nhiệt độ thường:

2F2 + 2H2O → 4HF + O2

 

Ở nhiệt độ thường, phản ứng thuận nghịch:

Cl2 + H2O ↔ HCl + HClO

Ở nhiệt độ thường, chậm hơn so với Clo, PỨ cũng thuận nghịch:

Br2 + H2O ↔ HBr + HBrO

Hầu như không tác dụng.

IV - Phân Biệt Các Ion F-, Cl-, Br-, I-

 

NaF

NaCl

NaBr

NaI

AgNO3

Không tác dụng

↓ trắng (AgCl)

↓ vàng nhạt (AgBr)

↓ vàng (AgI)

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 10 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

  • 35 bài tập haolen nâng cao (Có lời giải chi tiết)(23/06)

    35 bài tập halogen nâng cao được sưu tầm và giải chi tiết giúp bạn đọc nâng cao kiến thức cũng như rèn luyện thật tốt các dạng bài tập của chương.

  • BTTN tính toán halogen(04/12)

    Các bài tập trắc nghiệm tính toán tổng hợp từ dễ đến khó được tổng kết lại trong bài viết dưới đây giúp các bạn học tập thật tốt.

  • Bài tập halogen có lời giải chi tiết(03/12)

    Các bài tập tổng hợp về halogen được chọn lọc có lời giải chi tiết sẽ là tài liệu quan trọng giúp các bạn học hiệu quả chương halogen.

  • Bài tập trắc nghiệm lý thuyết halogen(01/12)

    Các bài tập trắc nghiệm lý thuyết dưới đây sẽ giúp các bạn củng cố kiến thức của mình tốt nhất.

  • Bài tập định lượng chương halogen(28/11)

    Bài viết đưa đến phương pháp giải các bài tập định lượng chương halogen.

  • Dạng bài tập lý thuyết tính chất hóa học và điều chế halogen, hợp chất của chúng(26/11)

    Bài viết sẽ giúp các bạn ôn tập hiệu quả tính chất hóa học và các phản ứng điều chế của halogen cùng các hợp chất của chúng.

  • HIĐRO CLORUA, AXIT CLOHIĐRIC(21/11)

    Axit clohiđric có đầy đủ những tính chất hoá học chung của axit không? Nó có tính chất gì khác với các axit khác? Nhận biết ion clorua bằng cách nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

  • Clo(19/11)

    Clo được biết đến là 1 chất rất độc trong các phòng thí nghiệm, thực tế clo được sử dụng nhiều vào các ứng dụng trong cuộc sống như dùng trong khử trùng nước, thuốc trừ sâu, hay sản xuất nhựa. Vậy clo có tính chất vật lý hay tính chất hóa học như thế nào mà lại độc như vậy? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

  • Khái quát nhóm halogen(18/11)

    Nhóm halogen gồm những nguyên tố nào và chúng ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn? Các nguyên tố halogen có đặc điểm gì giống nhau ? Các phân tử halogen có cấu tạo như thế nào? Tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Gửi bài tập - Có ngay lời giải!