PP giải bài tập về anken

Cập nhật lúc: 13:50 07-06-2016 Mục tin: Hóa học lớp 9


Bài viết dưới đây nhằm khắc sâu kiến thức lý thuyết cho học sinh, từ đó vận dụng lý thuyết vào giải các dạng bài tập phổ biến về anken

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ ANKEN

I.  Phản ứng cộng X2,HX,H2O,H2

* Phương pháp giải :
- Đối với cộng HX,X2 ta cần xác định tỉ lệ mol giữa HX,X2với CxHy để từ đó => CTTQ của hợp chất hữu cơ

- Đối với pư cộng H2
+ Số mol khí giảm sau pư bằng số mol của H2đã pư
+ Sau khi cộng H2 mà khối lượng mol TB của sản phẩm tạo thành nhỏ hơn 28 thì chắc chắn có H2
* CÁC VÍ DỤ MINH HỌA
Ví dụ 1: Cho hidrocacbon X phản ứng với Brom ( trong dung dịch ) theo tỉ lệ mol 1:1 , thu được chất hữu cơ Y ( chứa 74,08% Br về khối lượng ). Khi X pư với HBr thì thu được 2sản phẩm hữu cơ khác nhau . Tên gọi của X là:

            A. But-1-en                 B. But-2-en                C. Propilen                  D. xiclopropan
Giải :
X pư với Br2 theo tỉ lệ 1:1 nên CTTQ của X là CnH2n
            CnH2n+Br2 → CnH2nBr2

Theo giả thiết ta có :  n= 4 => X là C4H8
Khi X pư với HBr cho 2sản phẩm hữu cơ khác nhau nên X là But-1-en
CH2=CH−CH2−CH3+HBr  tạo ra 2 sản phẩm    CH2Br−CH2−CH2−CH3 và CH3−CHBr−CH2−CH3=> Đáp án B
Ví dụ 2
 : Cho H2 và 1 olefin có thể tích bằng nhau qua Niken nung nóng ta thu được hỗn hợp A . Biết tỉ khối hơi của A với H2 là 23,2. Hiệu suất phản ứng hidro hóa là 75%. CTPT của olefin là 

            A. C2H4                       B. C3H6                       C. C4H8                      D. C5H10
Giải : 
Theo giả thiết ta chọn :  nH2 = nCnH2n =1

            CnH2n+H2 → CnH2n+2
Theo pt , số mol khí giảm chính là số mol của H2

H% = 75% => nH2  = 0,75 mol 
=> Số mol khí sau pư là 1+1−0,75=1,251+1−0,75=1,25 mol
Áp dụng ĐLBTKL ta có : mH2+mCnH2n=mA
=> MA = mA: nA  => n= 4=> Olefin là C4H8
=> Đáp án C
II
. Phản ứng oxi hóa 
- Phản ứng thường gặp với dang này 

            CnH2n   +          3n/2 O2                →        nCO2    +          nH2O
            3CnH2n+2KMnO4+4H2O → 3CnH2n(OH)2+2MnO2+2KOH
* CÁC VÍ DỤ MINH HỌA
Ví dụ 1 : Hỗn hợp gồm Hidrocacbon X và Oxi có tỉ lệ mol tương ứng 1:10. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên thu đuợc hỗn hợp khí Y . Cho Y qua dung dịch H2SO4 đặc thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 là 19. CTPT của X là 

            A. C3H8                       B. C3H6                      C. C4H8                      D. C3H4 

=> Đáp án C
Ví dụ 2
 : Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít (đktc) hỗn hợp 2 anken là đồng đẳng liên tiếp thu được m gam nước và (m+39) gam CO2 . Hai anken đó là 

            A. C2H4 và C3H6                                             B. C4H8 và C5H10
            C. C3H6 và C4H8                                             D. C6H12 và C5H10
Giải :
Đặt công thức TB của 2 anken là CnH2n
nCnH2n=8,96/22,4=0,4

CnH2n   +          3n/2 O2→         nCO2+            nH2O

0,4                                           n0,4                 0,4n
Theo pt và theo đề ta có
mCO2−mH2O=44.0,4n−18.0,4n=39m => n=3,75 
Vì 2 anken là đồng đẳng kế tiếp nên 2anken là C3H6 và C4H8

=> Đáp án C
Ví dụ 3 : Dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí X gồm 2 hidrocacbon vào bình đựng dung dịch Brom (dư). Sau khi pư xảy ra hoàn toàn , có 4 gam brom đã pư và còn lại 1,12lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí CO2 .CTPT của 2 hidrocacbon là : 
            A. CH4và C2H4           B. CH4và C3H4          C. CH4 và C3H6          D. C2H6 và C3H6
=> Đáp án C
C. BÀI TẬP TỰ LUYỆN 

Câu 1 : Đốt cháy hoàn toàn 20 ml hỗn hợp X gồm C3H6,CH4,CO ( thể tích CO gấp 2 lần thể tích CH4) thu được 24ml CO2 ( các khí đo cùng điều kiện) . Tỉ khối của X so với H2 là 
            A. 12,9                        B. 25,8                                   C. 22,2                        D. 11,1
Câu 2 : Để khử hoàn toàn 200 ml dung dịch KMnO4 0,2M tạo thành chất rắn màu nâu đen cần V lít khí C2H4 (đktc) . Giá trị tối thiểu của V là 
            A. 2,24                        B. 2,688                                  C. 4,48                                   D. 1,344
Câu 3 : 0,05 mol hodrocacbon X làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam brom cho ra sản phẩm có hàm lượng brom đạt 69,56%. Công thức phân tử của Xlà 
            A. C3H6                       B. C4H8                       C. C5H10                      D. C5H8
Câu 4 : Hỗn hợp X gồm 2 olefin đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy 5 lít X cần vừa đủ 18 lít O2 cùng điều kiện . Dẫn X vào H2O có xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp Y trong đó tỉ lệ về số mol cac rượu bậc I so với bậc II là 7:3 . Tính % khối lượng rượu bậc II trong Y
            A. 34,88%                   B. 53,57%                   C. 66,67%                   D. 23,07%
Câu 5 : Cho hỗn hợp X gồm Etilen và H2 có tỉ khối với H2 là 4,25 . Dẫn X qua bột Niken nung nóng ( hiệu suất pư là 75%). Tỉ khối của Y so với H2 là 
            A. 5,23                                    B. 3,25                        C.  5,35                        D. 10,46

Câu 6 : X,Y,Z là 3 hidrocacbon kế tiếp trong dãy đồng đẳng , trong đó MZ=2MX. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y rồi cho hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy và 2 lít dung dịch Ba(OH)2 0,1M được 1 lượng kết tủa là 
            A. 19,7                                    B. 39,4                                    C. 59,1                        D. 9,85

Câu 7 : Hỗn hợp khí A ở đktc gồm 2 olefin . Để đốt cháy 7 thể tích A cần 31 thể tích O2 (đktc). Biết Olefin chứa nhiều C chiếm khoảng 40−50% thể tích hỗn hợp. CTPT của 2 olefin là
            A. C2H4 và C3H6                                             B. C3H6 và C4H8 
            C. C2H4 và C4H8                                             D. A hoặc C đúng 
Câu 8 : Một hỗn hợp X gồm 2 hidrocacbon A,B có cùng số nguyên tử C . A,B chỉ có thể là ankan hoặc anken. Đốt cháy 4,48 lít(đktc) hỗn hợp X thu được 26,4 gam CO2 và 12,6 gam H2O. CTPT và số mol của A,B là
            A. 0,1 mol C3H8và 0,1mol C3H6  
            B. 0,2=mol C2H6 và 0,2mol C2H4
            C. 0,08mol C3H8 và 0,12mol C3H6 
            D. 0,1mol C2H6 và 0,2mol C2H4
Câu 9 : Đốt cháy hoàn toàn 1 mol Anken X thu được CO2 và hơi nước. Hấp thụ hoàn toàn sản phẩm bằnng 100 gam dung dịch NaOH 21,62% thu được dung dịch mới trong đó nồng độ của NaOH chỉ còn 55%. CTPT của X là
            A. C2H4                       B. C3H6                       C. C4H8                      D. C5H10
Câu 10 : Cho 10 lít hỗn hợp khí (54,6oC và 0,8064 atm) gồm 2 olefin lội qua bình đựng dung dịch Brom thấy khối lượng bình tăng 16,8gam. CTPT 2 olefin là ( Biết số C trong các anken không vượt quá 5 )
            A. C2H4và C5H10                                             B. C3H6 và C5H10  
            C. C4H8 và C5H10                                            D. A hoặc B
 ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

D

C

A

A

A

C

A

A

D

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Zalo 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 9 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

  • PP viết CTCT các hợp chất hữu cơ (08/06)

    Mỗi một hợp chất hữu cơ được đặc trưng bởi nhóm chứa riêng. Vậy làm thế nào để viết được đầy CTCT của hợp chất. Bài viết dưới đây sẽ giải quyết vấn đề trên

  • Phương pháp giải nhanh bài toán đốt cháy hiđrocacbon(08/06)

    Bài viết nhằm củng cố kiến thức lý thuyết về dạng toán đốt cháy hiđrocacbon, đồng thời bài viết còn tổng hợp các phương pháp giải bài tập tìm CTPT của hợp chất một cách ngắn gọn và xúc tích.

  • PP viết CTCT của anken(08/06)

    Câu hỏi về CTCT vô cùng đa dạng và phong phú, đặc biệt là các câu hỏi về CTCT của anken. Vậy phương pháp viết CTCT của anken như thế nào để giúp học sinh không bỏ xót công thức. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây

  • Cách gọi tên hợp chất hữu cơ(08/06)

    Khi giải quyết các bài tập tính toán hóa học hữu cơ mà đề bài cho tên hợp chất. Cũng như giải quyết các bài tập lý thuyết về hợp chất hữu cơ. Học sinh cần nắm chắc tên gọi của hợp chất, từ đó có thể biết được tính chất đặc trưng của chúng để giải quyết bài tập

  • PP giải BT phản ứng cộng brom (lời giải chi tiết)(07/06)

    Bài viết tổng quát đầy đủ các bài tập từ cơ bản tới nâng cao về phản ứng cộng brom của hiđrocacbon không no. Ngoài ra, bài viết còn đưa ra một vài công thức tính nhanh giúp học sinh rút ngắn thời gian tính toán hóa học.

  • PP giải bài tập phản ứng cộng hiđro (lời giải chi tiết)(07/06)

    Bài viết đưa ra nhằm giúp học sinh giải quyết toàn bộ các dạng câu hỏi về phản ứng cộng hiđro của hiđrocacbon không no

  • PP giải BT đốt cháy hiđrocacbon (Nâng cao)(07/06)

    Bài tập đốt cháy hiđrocacbon là một dạng bài đặc trưng khi chúng ta nghiên cứu về hóa học hữu cơ. Dạng bài tập này có điều gì thú vị, công thức tính nhanh như thế nào? Cùng tìm hiểu bài dưới đây

  • Lập CTPT hợp chất hữu cơ theo PP thể tích (Có ví dụ minh họa)(06/06)

    Phương pháp thể tích là một phương pháp rất phổ biến khi giải bài tập về xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ. Cùng tìm hiểu xem phương pháp này có điều gì thú vị

  • Lập CTPT hợp chất hữu cơ theo PP biện luận(06/06)

    Đây là phương pháp giải bài toán mà đề bài cho không đủ giả thiết để giải quyết bài toán bằng hai phương pháp trên (khối lượng hay thể tích). Do đó để giải quyết được bài toán này đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức một cách có hệ thống và vận dụng tư duy logic để giải.

  • Lập CTPT hợp chất hữu cơ dựa vào PP khối lượng(06/06)

    Đây là dạng toán cơ bản nhất mà yêu cầu tất cả các đối tượng học sinh phải nắm bắt được. Giáo viên có thể cung cấp nội dung của phương pháp này trong tiết luyện tập, nếu trường nào có điều kiện giáo viên có thể truyền đạt đến học sinh trong tiết học tự chọn hay tiết phụ đạo thì hiệu quả sẽ cao hơn.

Gửi bài tập - Có ngay lời giải!