Trắc nghiệm benzen

Cập nhật lúc: 16:10 13-06-2016 Mục tin: Hóa học lớp 9


Bài viết giúp các bạn hệ thống hóa lại kiến thức về lý thuyết cũng như bài tập liên quan đến benzen

 TRẮC NGHIỆM BENZEN

Câu 1:

 Trong phân tử benzen có :

A. 6 liên kết đơn, 3 liên kết đôi.               

B. 12 liên kết đơn, 3 liên kết đôi.

C. 3 liên kết đơn, 3 liên kết đôi.               

D. 9 liên kết đơn, 6 liên kết đôi.

Câu 2:  

Hợp chất hữu cơ có số nguyên tử hiđro bằng số nguyên tử Cacbon. Hợp chất này tham gia phản ứng thế brôm , không tham gia phản ứng cộng brôm . Hợp chất đó là:

A. Metan                                                    B. Etilen    

C. Axetilen                                                D. Benzen

Câu 3:

Để chứng minh phản ứng của benzen với brom là phản ứng thế, người ta dùng :

A. Dung dịch H2SO4                                  B. Phenolphtalein  

C. Dung dịch NaOH                                  D. Giấy quỳ tím

Câu 4:

Phân tử nào sau đây có cấu tạo là mạch vòng sáu cạnh đều nhau ba liên kết đơn đôi xen kẻ nhau ?

A. Axetilen.                                                B. Propan.

C. Benzen                                                   D. Xiclohexan.

Câu 5:

Phản ứng đặc trưng của benzen là

A. phản ứng cháy.                                               

B. phản ứng cộng với hiđro (có niken xúc tác).

C. phản ứng thế với brom (có bột sắt).

D. phản ứng thế với clo (có ánh sáng).

Câu 6:

Trong các phản ứng sau phản ứng hóa học đúng là

A. C6H6 +Br à C6H5Br + H

B. C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr

C. C6H6 + Br2 àC6H6Br2

D. C6H6 +2Br  C6H5Br + HBr

Câu 7:

Trong các hiđrocacbon sau khi đốt hiđrocacbon nào sinh ra nhiều muội than ?

A. C2H6                                                                B. CH4

C. C2H4                                                                D. C6H6

Câu 8:

Một hợp chất hữu cơ A có phân tử khối là 78 đvC. Vậy A là

A. C2H2.                                                               B. C6H12.

C. C2H4.                                                               D. C6H6.

Câu 9:

Tính khối lượng benzen cần dùng để điều chế được 31,4 gam brombenzen ? Biết hiệu suất phản ứng là 85%

A. 15,6 gam.                                                        B. 13,26 gam.

C. 18,353 gam                                                      D. 32 gam.

Câu 10:

Cần bao nhiêu kg oxi để đốt cháy hết 4 kg benzen chứa 2,5% tạp chất không cháy?

A. 24 kg                                                               B. 12 kg

C. 16 kg                                                               D. 36 kg

Câu 11:

Cho 7,8 gam benzen phản ứng với brom dư (có bột sắt xúc tác) hiệu suất phản ứng là 80%. Khối lượng brombenzen thu được là

A. 12,56 gam.                                                      B. 15,7 gam.

C. 19,625 gam.                                                     D. 23,8 gam.

Câu 12:

Tính chất đặc trưng của benzen là:

A.Chất lỏng, cháy cho ngọn lửa sáng

B.Chất khí, có mùi đặc trưng, không tan trong nước

C.Chất lỏng, có mùi đặc trưng, không tan trong nước

D.Chất rắn, hòa tan tốt trong nước

Câu 13:

Cho benzen + Cl2 (as) ta thu được dẫn xuất clo A. Vậy A là:

A. C6H5Cl.                                                                      B. p-C6H4Cl2.                

C. C6H6Cl6.                                                                    D. m-C6H4Cl2.

Câu 14:

Phản ứng chứng minh tính chất no; không no của benzen lần lượt là:

A. thế, cộng.                                                         B. cộng, nitro hoá.            

C. cháy, cộng.                                                      D. cộng, brom hoá.

Câu 15:

Ứng dụng của benzen:

A. Sản xuất chất dẻo

B. Nguyên liệu sản xuất phẩm nhuộm, dược phẩm, thuốc trừ sâu..

C. Làm dung môi hòa chất hữu cơ trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm.

D. Cả 3 đáp án trên
Câu 16:

Cho các công thức cấu tạo sau :

        (1)             (2)                   (3)                        (4)

Công thức cấu tạo nào là của benzen:

A.(1) và (2)

B.(1) và (3)

C.(1) và (4)

D.(2) ; (3) và (4)

Câu 17:

Ứng dụng nào benzen không có:

A.Làm dung môi

B.Tổng hợp monome

C.Làm nhiên liệu

D.Dùng trực tiếp làm dược phẩm

Câu 18:

Thuốc trừ sâu 6,6,6 được điều chế trực tiếp từ:

A.Benzen                                                B.Metyl benzen

C.Axetilen                                               D.Etilen

Câu 19:

Cho benzen vào 1 lọ đựng clo dư rồi đưa ra ánh sáng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 5,82kg chất sản phẩm. tên của sản phẩm và khối lượng benzen tham gia phản ứng là:

A.Clobenzen; 1,56kg                                    B.hexacloxiclohexan; 1,65kg

C.hexaclran; 1,56kg                                      D.hexaclobenzen; 6,15kg

Câu 20:

Cho 100ml benzen (d=0,879g/ml) tác dụng với một lượng vừa đủ brom khan (xúc tác bột sắt, đung nóng) thu được 80ml brombenzen (d=1,495g/ml). Hiệu suất brom hóa đạt là:

A.67,6%                                            B.73,49%

C.85,3%                                            D.65,35%

Đáp án

1C

2D

3D

4C

5C

6B

7D

8D

9C

10B

11A

12C

13C

14A

15D

16D

17D

18A

19C

20A


Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Zalo 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 9 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

  • Kiểm tra 45 phút chương IV(30/08)

    3 đề kiểm tra 45 phút chương IV: Hidrocacbon - Nhiên liệu gồm các câu hỏi tự luận và trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học cũng như tự đánh giá được năng lực của mình.

  • Kiểm tra 15 phút chương IV (2 đề)(30/08)

    Bộ đề kiểm tra 15 phút chương Hidrocacbon - Nhiên liệu gồm 1 đề trắc nghiệm và 1 đề tự luận có lời giải chi tiết sẽ giúp các bạn củng cố lại kiến thức cũng như cách giải bài tập nhanh và chính xác.

  • Trắc nghiệm Axetilen(13/06)

    30 câu hỏi lý thuyết và bài tập sẽ giúp các bạn nắm vững kiến thức về axetilen

  • PP viết CTCT các hợp chất hữu cơ (08/06)

    Mỗi một hợp chất hữu cơ được đặc trưng bởi nhóm chứa riêng. Vậy làm thế nào để viết được đầy CTCT của hợp chất. Bài viết dưới đây sẽ giải quyết vấn đề trên

  • Phương pháp giải nhanh bài toán đốt cháy hiđrocacbon(08/06)

    Bài viết nhằm củng cố kiến thức lý thuyết về dạng toán đốt cháy hiđrocacbon, đồng thời bài viết còn tổng hợp các phương pháp giải bài tập tìm CTPT của hợp chất một cách ngắn gọn và xúc tích.

  • PP viết CTCT của anken(08/06)

    Câu hỏi về CTCT vô cùng đa dạng và phong phú, đặc biệt là các câu hỏi về CTCT của anken. Vậy phương pháp viết CTCT của anken như thế nào để giúp học sinh không bỏ xót công thức. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây

  • Cách gọi tên hợp chất hữu cơ(08/06)

    Khi giải quyết các bài tập tính toán hóa học hữu cơ mà đề bài cho tên hợp chất. Cũng như giải quyết các bài tập lý thuyết về hợp chất hữu cơ. Học sinh cần nắm chắc tên gọi của hợp chất, từ đó có thể biết được tính chất đặc trưng của chúng để giải quyết bài tập

  • Đề kiểm tra 45 phút chương hiđrocacbon(07/06)

    Đề kiểm tra 1 tiết hóa học 9 chương hiđrocacbon dưới đây được sưu tầm nhằm giúp học sinh nâng cao kiến thức. Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng tư duy, tính toán, phản xạ vấn đề đồng thời khi làm đề thi này học sinh sẽ biết được bản thân cần bổ sung ngay kiến thức còn thiếu xót.

  • PP giải BT phản ứng cộng brom (lời giải chi tiết)(07/06)

    Bài viết tổng quát đầy đủ các bài tập từ cơ bản tới nâng cao về phản ứng cộng brom của hiđrocacbon không no. Ngoài ra, bài viết còn đưa ra một vài công thức tính nhanh giúp học sinh rút ngắn thời gian tính toán hóa học.

  • PP giải bài tập phản ứng cộng hiđro (lời giải chi tiết)(07/06)

    Bài viết đưa ra nhằm giúp học sinh giải quyết toàn bộ các dạng câu hỏi về phản ứng cộng hiđro của hiđrocacbon không no

Gửi bài tập - Có ngay lời giải!