Bài tập phản ứng đốt cháy axit cacboxylic

Cập nhật lúc: 15:00 22-02-2016 Mục tin: Hóa học lớp 11


Cũng giống như các chất hữu cơ khác, axit cacboxylic dễ dàng tham gia vào phản ứng đốt cháy, khi giải bài toán về phản ứng đốt cháy axit cacboxylic cần phải căn cứ vào các đặc điểm kể trên, kết hợp với các định luật bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng, các công thức tính số nguyên tử C, H... như trong bài toán đốt cháy các chất hữu cơ khác.

PHẢN ỨNG ĐỐT CHÁY AXIT CACBOXYLIC

 

- Phương trình phản ứng tổng quát:

CxHyOz + (x + y/4 - z/2)O2 → xCO2 + y/2H2O

- Dựa vào đặc điểm của phản ứng đốt cháy có thể kết luận được loại axit tham gia phản ứng.        

     Thường gặp nhất là các trường hợp sau:

     + Nếu đốt cháy axit thu được nCO2 = nH2O thì axit thuộc loại no, đơn chức, mạch hở:

CnH2n+1COOH → (n + 1)CO2 + (n + 1)H2O (hoặc CmH2mO2 → nCO2 + nH2O)

     + Nếu đốt cháy axit thu được nCO2 - nH2O = naxit thì axit thuộc loại no, 2 chức, mạch hở hoặc không no, 1 liên kết đôi C = C, mạch hở, đơn chức:

CnH2n-2O4 → nCO2 + (n - 1)H2O

CnH2n-2O2 → nCO2 + (n - 1)H2O

- Khi giải bài toán về phản ứng đốt cháy axit cacboxylic cần phải căn cứ vào các đặc điểm kể trên, kết hợp với các định luật bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng, các công thức tính số nguyên tử C, H... như trong bài toán đốt cháy các chất hữu cơ khác.

VÍ DỤ MINH HỌA
Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức, cần vừa đủ V lít O2 (đkc), thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị V là ? 

Lời giải

Gọi axit là RCOOH 
ta có n axit = 0.1 mol => n O trong axit = 0.2 mol
0,3 mol CO2 có 0.6 mol O 
0,2 mol H2O có 0.2 mol O 
Áp dụng ĐLBT nguyên tố

=> số mol O2 cần là (0.2+0.6-0.2)/2=0.3

=> V=0.3 . 22.4=6.72 lit 
Ví dụ 2: Đốt cháy hết m gam một axit no, đơn chức, mạch hở được (m+2,8)g CO2 và (m-2,4)g H2O. Axit này là?

Lời giải

Đốt cháy hết m gam một axit no, đơn chức, mạch hở

=> n H2O = n CO2 
=>(m + 2.8)/44 = ( m - 2.4 )/18

=> m = 6 g 
CnH2nO2 → nCO2 + nH2
6/(14n+32) →0.2 
=>6/(14n+32)=0.2/n

=> n =2 =>C2H4O2 hay CH3COOH 

Ví dụ 3: Đốt cháy hoàn toàn 3 gam chất A, thu được 2,24 lít CO2 (ở đktc) và 1,8g nước. Tỷ khối hơi của A so với Mêtan là 3,75. Tìm công thức cấu tạo của A biết A tác dụng được với NaOH.

Lời giải

Ta có.

            m = 1,2g      

          mO = 3 - (1,2 + 0,2) = 1,6g

Đặt công tác của A là: CxHyO2, theo bài ra ta có:

          MA = 3,75 . 16 = 60 (g)

Ta có: 

Giải ra ta được: x  = 2, y = 4, z = 2

Þ CTTQ của A là: C2H4O2

A Có các CTCT: CH3COOH và HCOOC2H5

Vì A phản ứng được với NaOH nên A có thể là CH3COOH và HCOOC2H5 (axit axetic)

* CH3COOH + NaOH ® CH3COONa + H2O

* HCOOCH3 + NaOH ® HCOONa + CH3OH

Ví dụ 4 : Trung hòa a mol một axit hữu cơ X cần 2a mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn một thể tích hơi axit X thu được hai thể tích khí CO2 (cùng điều kiện). CTPT của X là:

Lời giải

CTTQ của X là R(COOH)x

                             R(COOH)x      +      xNaOH ® R(COONa)x       +      xH2O

Trung hòa a mol X cần 2a mol NaOH Þ X có 2 nhóm –COOH

Đốt 1 thể tích hơi X ® 2 thể tích khí CO2 Þ X có hai nguyên tử C trong phân tử.

Vậy X chính là HOOC–COOH: axit oxalic

Ví  dụ 5 : Đốt cháy hoàn toàn m gam một axit đơn chức no mạch hở X thu được (m – 0,25) gam CO2 và (m – 3,5) gam nước. Tìm  X .

Lời giải

CTTQ của X là CnH2nO2

                            

                            (14n + 32) gam             n .44 gam               n.18 gam

                                  m gam              (m – 0,25) gam      (m – 3,5) gam

                   Ta có tỉ lệ:

                   Ta có tỉ lệ: 

                             Vậy CTPT của X là CH2O2 hay HCOOH  

Ví dụ 6 : Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm hai axit hữu cơ là đồng đẳng kế tiếp ta thu được 6,6 gam và 2,7 gam nước.

        a) Tìm CTPT của hai axit .

        b) Khi cho 0,1 hỗn hợp X tác dụng với lượng dư AgNO3/amôniac thì khối lượng kết tủa thu được?

Lời giải

                   a)  

                             Þ hai axit này là axit đơn chức no mạch hở

                             CT chung của hai axit là

                            

                   Ta có tỉ lệ:

                             Vậy CTPT của HCOOH và  CH3COOH                                          

                    b) Gọi a, b lần lượt là số mol của HCOOH và CH3COOH

                                      Ta có: a + b = 0,1 mol

                             Ta có:  

                                      Chỉ có HCOOH tham gia phản ứng tráng gương.

                   HCOOH       +    Ag2O CO2 ­  +    H2O   +   2Ag¯

                   0,05 mol                                                                     0,1 mol

                                      Khối lượng bạc sinh ra là: 0,1 ´ 108 = 10,8 gam

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

2k7 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập mễn phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 11 - Xem ngay

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

  • BTTN axit cacboxylic trong đề thi đại học(05/03)

    Tổng hợp các bài tập về axit cacboxylic trong đề thi đại học qua các năm giúp bạn đọc nắm rõ được phương hướng câu hỏi dạng này trong kì thi quan trọng sắp tới.

  • BTTN andehit – xeton trong đề thi đại học(04/03)

    Tổng hợp các bài tập andhit - xeton trong đề thi đại học qua các năm giúp bạn đọc nắm bắt được các dạng bài tập, các dạng câu lý thuyết thường ra để có hướng ôn tập thật tốt.

  • BTTN tổng hợp axit cacboxylic - andehit - xeton (có lời giải chi tiết)(03/03)

    Bài viết tổng hợp bài tập lý thuyết và bài tập tính toán về axit cacboxylic và andehit xeton có lời giải chi tiết từng câu giúp bạn đọc phát hiện những sai lầm và rút ra được nhiều phương pháp giải bài tập hay.

  • 230 - BTTN tổng hợp axit cacboxylic - andehit - xeton(02/03)

    Tổng hợp 230 bài tập trắc nghiệm về axit cacboxylic - andehit - xeton sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp bạn đọc ôn tập toàn bộ lý thuyết cũng như bài tập của toàn chương.

  • BTTN tổng hợp axit cacboxylic(01/03)

    Bài viết tổng hợp các bài tập trắc nghiệm lý thuyết và bài tập tính toán liên quan đến axit cacboxylic, đặc biệt các bài tập tính toán được chia theo dạng giúp bạn đọc ôn tập thật kỹ và chắc phần axit cacboxylic.

  • BTTN lý thuyết axit cacboxylic - andehit - xeton(29/02)

    Bài viết tổng hợp các câu hỏi lý thuyết từ khó đến dễ giúp bạn đọc nắm vững kiến thức toàn chương.

  • Bài tập phản ứng cộng của andehit(27/02)

    Do trong phân tử luôn có liên kết bội (ở nhóm chức cacbonyl) nên các anđehit và xeton đều có khả năng tham gia phản ứng cộng H2. Vì phản ứng của xeton có đặc điểm hoàn toàn tương tự với phản ứng cộng H2 của anđehit nên ở đây chỉ đề cập đến phản ứng cộng H2 vào anđehit. Bài viết hướng dẫn bạn đọc phương pháp giải nhanh các bài tập này qua các ví dụ cực dễ hiểu.

  • Bài tập đốt cháy andehit(26/02)

    Bài viết chia sẻ với bạn đọc những chú ý quan trọng để giải các bài tập đốt cháy andehit một cách chính xác và nhanh nhất.

  • Bài tập phản ứng tráng gương (có video)(25/02)

    Tráng bạc (còn gọi là phản ứng tráng gương) là một trong những phản ứng đặc trưng nhất của anđehit. Vì vậy bài tập về phản ứng tráng bạc cũng là dạng bài tập phổ biến và rất hay gặp khi làm về anđehit.

  • Bài tập xác định công thức của andehit(24/02)

    Dạng bài xác định công thức của andehit là dạng bài rất hay gặp trong các đề thi. Bài viết sẽ giúp các em nắm được cách giải các bài tập dạng này và vận dụng được trong nhiều dạng bài liên quan khác.

Gửi bài tập - Có ngay lời giải!