Cập nhật lúc: 15:00 31-05-2016 Mục tin: Hóa học lớp 9
Xem thêm:
Bài tập tự giải
Bài 1:
Có một oxit sắt chưa rõ công thức, chia oxit này làm 2 phần bằng nhau.
a/ Để hoà tan hết phần 1 cần dùng150ml dung dịch HCl 1,5M.
b/ Cho luồng khí H2 dư đi qua phần 2 nung nóng, phản ứng xong thu được 4,2g sắt.
Tìm công thức của oxit sắt nói trên.
Đáp số: Fe2O3
Bài 2: Hoà tan 63,2 gam hỗn hợp Mg, Zn và ôxit kim loại MxOy trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 6,72 lít H2 (đktc). Hoà tan 63,2 gam hỗn hợp trên bằng dung dịch H2SO4đặc, nóng, dư thu được 8,96 lít SO2 (đktc). Oxit MxOy là:
Đáp số: Fe3O4
Bài 3. Hòa tan hỗn hợp X gồm 11,2 gam kim loại M và 69,6 gam oxit MxOy trong 2 lit dung dịch HCl thu được dung dịch A và 4,48 lit hidro (đktc) . Nếu cùng hòa tan hỗn hợp X đó trong 2 lít dung dịch HNO3 thì thu được dung dịch B và 6,72 lit NO (là sản phẩm khử duy nhất (đktc) . Xác định kim loại M và oxit MxOy?
Đáp số:Fe và Fe3O.
Bài 4: Nung 23,2 gam hỗn hợp X ( FeCO3 và FexOy ) tới phản ứng hoàn toàn thu được khí A và 22,4 gam Fe2O3duy nhất. Cho khí A hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 7,88 gam kết tủa. Mặt khác , để hòa tan hết 23,2 gam X cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 2M. Xác định CT FexOy và giá trị của V?
Đáp số: Fe3O4 , V = 36O ml
Bài 5: Hòa tan hoàn toàn 5,4 gam một oxit sắt vào dung dịch HNO3 dư thu được 1,456 lít hỗn hợp NO và NO2 ( đktc - ngoài ra không còn sản phẩm khử nào khác ). Sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng lên 2,49 gam so với ban đầu. Xác định công thức của oxit sắt và số mol HNO3 phản ứng?
Đáp số: FeO và 0,29 mol
Bài 6: Hòa tan 10 gam hỗn hợp gồm Fe và FexOy bằng HCl thu được 1,12 lít H2 ( đktc ). Cũng lượng hỗn hợp này nếu hòa tan hết bằng dung dịch HNO3 đặc nóng thu được 5,6 lít NO2 ( đktc ). Xác định FexOy ?
Đáp số: FeO B.Fe2O3
Bài 7: Hòa tan hết 7,52 gam hỗn hợp A gồm Cu và 1 oxit của sắt bằng dung dịch HNO3 loãng dư , sau phản ứng giải phóng 0,1493 lít NO ( đktc - là sản phẩm khử duy nhất ) và còn lại 0,96 gam kim loại không tan. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 16,44 gam chất rắn khan. Xác định công thức của oxit sắt là?
Đáp số: FeO B.Fe2O3
Bài 8:Hòa tan a (g) một oxit sắt FexOy vào trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được khí SO2 duy nhất. Mặt khác, nếu khử hoàn toàn a (g) oxit sắt trên bằng khí CO, hòa tan lượng sắt tạo thành trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được SO2 gấp 9 lần lượng SO2 ở thí nghiệm trên.
a) Viết pthh
b) Xác định công thức hóa học của oxit sắt
Giải:
2FexOy + (6x-2y) H2SO4đặc,nóng → xFe2(SO4)3 + (3x-2y)H2O (1)
a → mol
FexOy + yH2 xFe + yH2O (2)
a → ax mol
2Fe + 6H2SO4đặc,nóng → Fe2(SO4)3 + 3SO2 +6H2O (3)
Ax → 1,5ax mol
Theo bài ra ta có nSO2(3) = 9.nSO2(1)
=>.2 = 9 =>x : y = 18 : 24 = 3 : 4
=> CTPT Fe3O4
Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:
>> Học trực tuyến lớp 9 và Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều. Lộ trình học tập 3 giai đoạn: Học nền tảng lớp 9, Ôn thi vào lớp 10, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả. PH/HS tham khảo chi tiết khoá học tại: Link
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Những kim loại nào tác dụng được với nước? Kim loại tác dụng với nước bao gồm các dạng bài nào? Phương pháp giải của từng dạng bài đó? Tất cả sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.
Các bài tập tách và tinh chế kim loại giúp các em khắc sâu kiến thức về kim loại.
Bài toán dạng khử oxit kim loại là dạng bài tập khá hay, thường xuyên gặp, để giải dạng bài tập này ta thường sử dụng phương pháp bảo toàn khối lượng và chú ý hiệu suất phản ứng (nếu có).
Bài tập nhận biết là dạng bài tập phổ biến trong các bài thi và bài kiểm tra, để làm được dạng bài này ta cần nhớ các phản ứng đặc trưng của mỗi chất.
Bài viết hướng dẫn bạn đọc cách giải các bài tập về phản ứng nhiệt nhôm cơ bản với các ví dụ minh họa dễ hiểu.
Dạng toán biện luận về kim loại là một dạng toán khó, đòi hỏi học sinh có kiến thức chắc chắn, tư duy linh hoạt.
Dạng toán chứng minh lượng dư nói chung và chứng minh axit dư nói riêng là một dạng bài vô cùng phổ biến trong các kì thi. Cùng tìm hiểu cách giải quyết vấn đề khi gặp dạng bài này như thế nào?
Phương pháp hóa học nâng cao, nhằm giúp học sinh giải quyết các bài tập tính toán hóa học hóc búa
Một phương pháp khá hay và linh hoạt. Giúp học sinh giải quyết các bài toán khó về kim loại
Bài viết giúp bạn đọc có phương pháp giải nhanh và hiệu quả các bài toán nhiệt nhôm khó.