Dạng toán muối cacbonat tác dụng với axit

Cập nhật lúc: 15:00 16-06-2016 Mục tin: Hóa học lớp 9


Phương pháp giải các dạng bài tập về muối cacbonat tác dụng với axit được trình bày chi tiết trong bài viết dưới đây với các ví dụ cụ thể cùng các chú ý quan trọng cho các dạng bài tập này.

 DẠNG TOÁN MUỐI CACBONAT TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH AXIT

I.PHƯƠNG PHÁP VÀ VÍ DỤ

1.Trường hợp 1: Muối cacbonat + ddHCl →Muối clorua + CO2 + H2O

VD:             Na2CO3 + 2HCl    →  2NaCl  +  CO2  +  H2O

                             MgCO3  +  2HCl  →   MgCl2  + CO2  +  H2O

Nhận xét:

- Điểm giống nhau ở các phản ứng trên là: 

- Khi chuyển từ muối cacbonat thành muối clorua, thì cứa 1 mol CO2 sinh ra khối lượng muối tăng:

              Gốc =CO3 chuyển thành 2 gốc Cl → 1 mol CO2

               60 gam chuyển thành 71 gam, khối lượng tăng 11g.

 ( R + 16) gam(R + 96) gam1 mol H2O sinh ra hoặc 1 mol H2SO4 tham gia phản ứng . Từ đó có công thức:

Có thể tóm tắt bằng sơ đồ:     ( R + 60) gam →  (R + 71) gam      

Từ đó ta có công thức tính nhanh:           

Ví dụ 1. Cho 4,41 gam hỗn hợp 3 muối: K2CO3; Na2CO3 và BaCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 4,74 gam muối khan.

Thể tích khí CO2 sinh ra là:

A. 0,224 lít           B. 0,448 lít           C. 0,672 lít           D. 0,448 lít

Nhận xét. Bài tập cho biết khối lượng hỗn hợp 3 muối mà chỉ cho biết 2 giữ kiện: Tống khối lượng muối cacbonat tham gia phản ứng và tổng khối lượng muối clorua sinh ra. Nếu áp dụng phương pháp làm thông thường: Viết PTHH rồi đặt ẩn và lập hệ phương trình ... thí không cho kết quả chính xác. Do vậy phải áp dụng công thức giải nhanh

Ví dụ 2. Hòa tan 10 gam hỗn hợp muối XCO3 và Y2(CO3)3 bằng dd HCl dư thư được dd A và 0,672 lít khí ở đktc.Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là

          A. 10,3 gam                   B. 10,33 gam                 C. 30 gam             C. 13 gam

          Nhận xét. Bài tập này chưa cho biết công thức có thể của muối cacbonat nên áp dụng cách giải thông thường thì không cho kết quả chính xác. Cho dù không cho biết rõ công thức hóa học của muối tham gia, vẫn có thể áp dụng công thức giải nhanh để làm.

Giải:

*Cách 1.                    

- Khi chuyển từ muối cacbonat thành muối clorua, thì cứa 1 mol CO2 sinh ra khối lượng muối tăng: Áp dụng công thức:                   

   Tống khối lượng muối clorua = 10 + 0,03´11 = 10,33(g).

=>Chọn đáp án B

*Cách 2:    Có thể không cần viết PTHH mà chỉ cần nhớ  : Muối cacbonat tác

dụng với axit HCl thì :  

 Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

             10 + 0,06 ´36,5 = mmuối + 0,03´44 + 0,03´18

=>      mmuối = 10,33gam.

=>Chọn đáp án B

2. Trường hợp 2: Muối cacbonat + H2SO4(loãng)  Muối sunfat + CO2 + H2O

            VD:      Na2CO3 + H2SO4   →   Na2SO4  +  CO2  +  H2O

                   MgCO3  +  H2SO4   →  MgSO4  + CO2  +  H2O

Nhận xét:

- Điểm giống nhau ở các phản ứng trên là: 

- Khi chuyển từ muối cacbonat thành muối sunfat, thì cứa 1 mol CO2 sinh ra khối lượng muối tăng:

              Gốc =CO3 chuyển thành =SO4 

               60 gam chuyển thành 96 gam, khối lượng tăng 36g.

Có thể tóm tắc bằng sơ đồ: 

              (R + 60) gam    →    (R + 96) gam . 1 mol CO2

Từ đó ta có công thức tính nhanh:                                                                  

Ví dụ 1. Cho 2,44 gam hỗn hợp muối Na2CO3 và K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 0,5M, sau phản ứng thu được 0,448 lít CO2 ở đktc.

a/ Thể tích dung dịch H2SO4 0,5 M cần dùng là:

A. 100 ml             B. 40ml                C. 30 ml               D. 25 ml

b/ Tổng khối lượng muối sunfat sinh ra là:

A. 11,6g               B. 13g                  C. 3,16g               D. 14,2g

Giải:

* Cách 1. Cách làm thông thường

a/                                 

 Đặt x,y lần lượt là số mol của Na2CO3 và  (x,y>0)

Na2CO3  +  H2SO4    → Na2SO4           +   CO2     +    H2O (1)

x mol           x mol          x mol           x mol

K2CO3  +  H2SO4   →  K2SO4     +   CO2     +    H2O  (2)

y mol         y mol          y mol            y mol

Từ (1) và (2) có hệ phương trình

 Giải hệ phương trình trên  ta được

Thay x,y vào phương trình (1) và (2) = 0,01 + 0,01 = 0,02 mol

 lít = 40 ml. Chọn đáp án B

b/ Thay x,y vào phương trình (1) và (2) = 0,01 mol

 Tổng khối lượng muối sunfat sinh ra là: 0,01.142 + 0,01.174 = 3,16 gam.

=>Chọn đáp án C

* Cách 2.a/ Cần nhớ: Muối cacbonat tác dụng với H2SO4 thì

 lít = 40ml. Chọn đáp án  B

b/ Áp dụng công thức

 mmuối sunfat = 2,44 + 36. 0,02 = 3,16g.

=>Chọn đáp án D

* Nhận xét: Nếu làm theo cách thông thường thì HS mất nhiều thời gian và HS phải viết PTHH, biết cách lập hệ phương trình và giải hệ phương trình. Do vậy dài và mất nhiều thời gian. Với cách giải 2 thì HS không cần lập phương trình hóa học và hệ phương trình mà chỉ áp dụng công thức có thể cho ngay đáp án chính xác

Ví dụ 2. Cho 3,28 gam hỗn hợp 3 muối K2CO3; Na2CO3 và MgCO3 tác dụng vừa đủ với 60 ml dd H2SO4 0,5M.

a/ Thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc là:

A. 0,224 lít           B. 0,448 lít           C. 0,336 lít           D. 0,672 lít

b/ Tổng khối lượng muối sunfat sinh ra là:

A. 3,42 g              B. 4,36 g              C. 5,23 g              D. 4,12 g

Giải:

a/ = 0,5. 0,06 = 0,03 mol

Cần nhớ: Muối cacbonat tác dụng với H2SO4 thì 0,03 mol

0,672 lít.

=>Chọn đáp án D

b/ Áp dụng công thức

Tổng khối lượng muối sunfat sinh ra là: 3,28 + 36.0,03 = 4,36 gam.

=>Chọn đáp án B

Ví dụ 3. Cho 3,69 gam hỗn hợp 3 muối: K2CO3; Na2CO3 và ZnCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 4,77 gam muối khan. Thể tích khí CO2 sinh ra là:

A. 0,224 lít           B. 0,448 lít           C. 0,672 lít           D. 0,448 lít

Giải:

Áp dụng công thức

  = 0,672 lít.

=>Chọn đáp án C

II.BÀI TẬP CỦNG CỐ

Bài 1.  Hòa tan 14 gam hỗn hợp 2 muối MCO3 và N2CO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được dung dịch A và 0,672 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch A thì thu được m gam muối khan. m có giá trị là:

      A. 16,33 gam      B. 14,33 gam       C. 9,265 gam          D.12,65 gam

Bài 2 Cho 115g hỗn hợp gồm ACO3, B2CO3, R2CO3 tác dụng hết với dd HCl.  Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 115,22g muối clorua khan. Thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc là:

A. 0,224 lít           B.0,448 lít               C. 1,22 lít             D. 0,336 lít

Bài 3 Hòa tan 5g hỗn hợp 2 muối cacbonat kim loại hóa trị I và hóa trị II bằng dung dịch HCl thu được dung dịch M và 1,12l khí CO2 (đktc). Khi cô cạn dung dich M thu được khối lượng muối khan là:

A. 11,1g               B. 5,55g                   C. 16,5g               D. 22,2g

Bài 4. Hòa tan hoàn toàn 36 gam hỗn hợp X gồm muối cacbonat của 2 kim loai đứng kế tiếp nhau trong nhóm II A, trong dung dịch HCl dư thu được 11,2 lít CO2 và dung dịch Y.Lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch Y là

A. 39,5 gam                   B. 40,5 gam                   C. 41,5 gam                   D. 42,5 gam

Bài 5. Cho m gam hỗn hợp muối A2CO3 và MCO3 tác dụng hết với 300 ml dd H2SO4 0,5M. Thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc là:

A. 2,24 lít             B. 3,36 lít             C. 4,48 lít             D. 6,72 lít

Bài 6. Cho 2,96 g hỗn hợp Na2CO3 và MgCO3 tác dụng vừa đủ với dd H2SO4, sau phản ứng thu được 0,672 lít CO2 ở đktc. Tổng khối lượng muối sunfat sinh ra là:

           A.  3,04 gam       B. 4,04 gam                   C. 4,03 gam                   D. 4,02 gam

Bài 7. Cho m gam hỗn hợp 3 muối FeCO3; MgCO3; Na2CO3 tác dụng vừa 60 ml dd H2SO4 0,5M. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 5,94 g muối sunfat. Giá trị của m là

A. 3 g                             B. 3,03 g              C. 3,06 g              D. 4,86 g

Bài 8: Hòa tan 14 gam hỗn hợp 2 muối MCO3 và N2CO3 bằng dd H2SO4 dư, thu được dd A và 0,672 lít khí (đktc).Cô cạn dd A thu được m gam muối khan.m có giá trị là:

      A. 16,33 gam      B. 14,33 gam       C. 15,08 gam          D.12,65 gam

III.ĐÁP ÁN BÀI TẬP CỦNG CỐ

1-A

2-B

3-C

4-C

5-B

6-B

7-D

8-C

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Zalo 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 9 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

  • Dạng toán muối sunfit tác dụng với axit(16/06)

    Bài toán muối sunfit tác dụng với axit cũng tương tự như bài tập muối cacbonat tác dụng với axit, tuy nhiên trong chương trình học sẽ ít được nhắc đến dạng bài tập này thường được đề cập trong các đề thi học sinh giỏi. Với dạng bài này ta cần lưu ý khi bài toán có muối kết tủa sau phản ứng thì khối lượng dd giảm sau phản ứng = khối lượng khí sinh ra + khối lượng muối kết tủa.

  • Xác định tên nguyên tố dựa vào PTPƯ(08/06)

    Bài viết giúp học sinh biết cách xác định tên nguyên tố dựa vào phương trình phản ứng của chúng

  • Xác định vị trí, cấu tạo, tính chất của nguyên tố(08/06)

    Bảng tuần hoàn các nguyên tố cho ta biết mối quan hệ giữa vị trí các nguyên tố với cấu tạo nguyên tử và tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại. Để biết được mối quan hệ đó như thế nào cùng tìm hiểu bài viết dưới đây

  • BT C, CO, CO2: Viết PTHH, chuỗi biến hóa, giải thích hiện tượng(03/06)

    Dạng bài viết PTHH, chuỗi biến hóa, giải thích hiện tượng hóa học là dạng bài không thể thiếu đối với các chất nói chung và đối với C, CO, CO2 nói riêng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về cacbon và các oxit của cacbon

  • Bài tập về muối cacbonat và hidrocacbonat tác dụng với axit(03/06)

    Dạng bài tập rất dễ nhầm lẫn, khi giải dạng bài này cần chú ý cách tiến hành phản ứng cho axit vào muối hay muối vào axit để xác định được sản phẩm chính xác.

  • Dạng bài CO2 tác dụng với dung dịch kiềm(03/06)

    Bài tập CO2 tác dụng với dung dịch kiềm là một dạng bài phổ biến, không những trong đề thi kết thúc học kì mà còn xuất hiện thường xuyên trong các kì thi lớn. Để giải quyết dạng bài về CO2 tác dụng với dung dịch kiềm như thế nào? Cùng tìm hiểu bài dưới đây

  • Bài tập nhiệt phân muối cacbonat và hidrocacbonat(03/06)

    Bài tập nhiệt phân muối cacbonat và hidrocacbonat là một trong những dạng bài tập cực cơ bản về phi kim. Khi giải dạng bài tập này ta cần chú ý các muối hidrocacbon của kim loại Na, K khi nhiệt phân chỉ cho ra muối cacbonat chứ không ra oxit kim loại.

  • Phương pháp giải bài tập khử oxit kim loại bằng CO(02/06)

    Dạng bài CO khử oxit kim loại là một dạng bài hấp dẫn. Dạng toán không những cung cấp những kiến thức hóa học nâng cao về CO mà còn giới thiệu những thủ thuật hóa học giúp học sinh giải quyết dạng toán này một cách nhanh gọn và chính xác

  • Bài tập chuỗi biến hóa về clo(02/06)

    Bài viết nhằm mục đích củng cố kiến thức lý thuyết về clo, và nâng cao khả năng cân bằng phản ứng. Đồng thời khắc sâu tư duy hóa học cho học sinh

Gửi bài tập - Có ngay lời giải!