Lập công thức hóa học khi biết hóa trị

Cập nhật lúc: 17:20 16-05-2016 Mục tin: Hóa học lớp 8


Bài viết hướng dẫn bạn đọc cách lập CTHH khi biết hóa trị của từng nguyên tố trong hợp chất một cách dễ hiểu.

LẬP CTHH KHI BIẾT HÓA TRỊ


*-* Lập CTHH
B1:  Viết CTHH chung

B2: Theo quy tắc hóa trị: 
ax = by
=> =  (phân số tối giản)

Chọn x = b’; y = a’, suy ra CTHH đúng.
Chú ý: Nếu một nhóm nguyên tử thì xem như một nguyên tố và lập CTHH như một nguyên tố khác.
Khi viết hóa trị phải viết số La Mã, còn chỉ số phải là số tự nhiên.
Yêu cầu: Để lập được CTHH của hợp chất bắt buộc nắm chắc kí hiệu hóa học (KHHH) và hóa trị của các nguyên tố tạo nên hợp chất.
* Hoặc nhớ mẹo hóa trị một số nguyên tố thường gặp:  
Hóa trị I:        K    Na      Ag    H        Br      Cl
                    Khi   ng  Ăn   Hắn   Bỏ     Chạy
Hóa trị II:   O       Ba   Ca   Mg       Zn     Fe    Cu
                 Ông   Ba   Cần   May   Zap   Sắt   Đồng 
Hóa trị III:    Al   Fe
                  Anh  Fap
Đối với nguyên tố có nhiều hóa trị thì đề sẽ cho hóa trị.

Ví dụ
Lập CTHH của hợp chất:

a)   Nhôm oxit được tạo nên tử 2 nguyên tố nhôm và oxi.

Giải

Theo quy tắc hóa trị:

x . III = y . II 

=> x = 2; y = 3
Vậy CTHH: AlO3
b)   Cacbon đioxit gồm C(IV) và O

Giải

Theo quy tắc hóa trị:

x . IV = y . II
=> x = 1; y = 2

Vậy CTHH: CO2
b)   Natri photphat gồm Na và PO4(III)

Giải

Theo quy tắc hóa trị:

 x . I = y . III
=>  x = 3; y = 1

Vậy CTHH : Na3PO4
*-* Viết CTHH hoặc lập nhanh CTHH: không cần làm theo từng bước như trên, mà chỉ cần nắm rõ quy tắc chéo: hóa trị của nguyên tố này sẽ là chỉ số của nguyên tố kia và ngược lại (với điều kiện các tỉ số phải tối giản trước).

Chú ý: Nếu hai nguyên tố cùng hóa trị thì không cần ghi chỉ số

Ví dụ
1) Viết CTHH của hợp chất tạo bởi S (VI) và O.

=> CTHH SO3
(Do VI / II = 3/1 nên chéo xuống chỉ số của S là 1 còn O là 3).
2) Viết công thức của Fe(III) và SO4 hóa trị (II)

CTHH: Fe2(SO4)3
(Giải thích: Tỉ lệ hóa trị III và II không cần tối giản, hóa trị III của Fe trở thành chỉ số 3 của SO4, và như vậy phải đóng ngoặc nhóm SO4, hiểu là có 3 nhóm SO4. Còn hóa trị II của SO4 trở thành chỉ số 2 của Fe.)

Chú ý: khi đã thành thạo, chúng ta có thể không cần viết hóa trị lên trên đỉnh nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử. 

Bài tập vận dụng
Bài 1
Lập CTHH của các hợp chất với hidro của các nguyên tố sau đây:

a) N (III)                b) C (IV)            c) S (II)              d) Cl
Chú ý: a, b viết H đứng sau nguyên tố N và C.
           c, d viết H đứng trước nguyên tố và S và Cl.
Bài 2
Lập CTHH cho các hợp chất:

a. Cu(II)  và Cl               b. Al và NO3                   c. Ca và PO4
d. NH4 (I) và SO4           e. Mg và O                    g. Fe( III ) và SO4
Bài 3
Lập CTHH của các hợp chất:

1. Al và PO4                            2. Na và SO4                 3. Fe (II) và Cl 
4. K và SO3                             5. Na và Cl                     6. Na và PO4      
7. Mg và CO3                         8. Hg (II) và NO3             9. Zn và Br 
10.Ba và HCO3(I)                 11.K và H2PO4(I)              12.Na và HSO4(I)
Bài 4

Lập CTHH hợp chất.
          1/Lập CTHH hợp chất tạo bởi nguyên tố Al và nhóm NO3. Cho biết ý nghĩa CTHH trên.
          2/ Lập CTHH hợp chất có phân tử gồm:Ba và SO4. Cho biết ý nghĩa CTHH trên.
          3/Lập CTHH hợp chất có phân tử gồm Mg và OH. Cho biết ý nghĩa CTHH trên.
Bài 5
Viết CTHH của các hợp chất với lưu huỳnh (II) của các nguyên tố sau đây:

a) K (I)             b) Hg (II)            c) Al (III)             d) Fe (II)
Bài 6
Viết CTHH và tính phân tử khối của các hợp chất sau:

a) Điphotpho pentaoxit gồm P(V) và O.
b) Canxi photphat gồm Ca và PO4.
c) Axit sunfuric gồm H và SO4.
d) Bari cacbonat gồm Ba và CO3.
Bài 7(*)
Cho CTHH XH và YO. Lập CTHH của X và Y.

Bài 8 (*)
Xét các CTHH: X2SO4; H2Y; Z(NO3)3; (NH4)3T. Biết hóa trị của SO4 là II, NO3(I), NH4 (I). Viết CTHH của hợp chất gồm:

a) X và H          b) Z và SO4           c) T và H              d) X và Y
e) X và T          f) Y và Z                g) Z và T.
Bài 9 (*)

Cho 2 chất có CTHH là A2S và B2O3. CTHH của hợp chất tạo bởi A và B là gì?
Hướng dẫn
Bài 1
ĐS:

a) NH3              b) CH4                 c) H2S                  d) HCl
Bài 2
ĐS:

a) CuCl2       b) Al(NO3)3            c) Ca3(PO4)           d) (NH4)2SO4
e) MgO        f) Fe2(SO4)3
Bài 3
ĐS:

1. AlPO4                  2. Na2SO4                 3. FeCl2
4. K2SO3                 5. NaCl                      6. Na3PO4
7. MgCO3               8. Hg(NO3)2               9. ZnBr2
10. Ba(HCO3)2       11. KH2PO4               12. NaHSO4
 Bài 4
 ĐS:

1/ Al(NO3)3
      
-      Tạo bởi 3 nguyên tố Al, N, O.

     -      Gồm 1Al, 3N, 9O.
     -      PTK = 27 + 3 . 14 + 9 . 16 = 213.
2/ BaSO4
     
-      Tạo bởi 3 nguyên tố Ba, S và O.

    -      Gồm 1 Ba, 1S, 4O.
    -      PTK = 137 + 32 + 4 . 16 = 233.
3/ Mg(OH)2
     
-      Tạo bởi 3 nguyên tố Mg, O, H.

    -      Gồm 1Mg, 2O, 2H.|
    -      PTK = 24 + 2 . 16 + 2 . 1 = 58.           

Bài 5
ĐS:

a) K2S              b) HgS           c) Al2S3             d) FeS.
Bài 6
ĐS:

a) P2O5 = 142.
b) Ca3(PO4)2 = 310.
c) H2SO4 = 98.
d) BaCO3 = 197.
Bài 7 (*)
(Giải thích: Muốn lập CTHH của hợp chất gồm X và Y, ta phải biết hóa trị của X và Y. Đề không cho trực tiếp hóa trị, nhưng lại cho CTHH của các hợp chất khác. Như vậy ta phải tìm hóa trị của X và Y gián tiếp thông qua CTHH của các hợp chất có sẵn.Ở bước này, không cần ghi ra cách tính, chúng ta tính hóa trị bằng cách tính nhẩm). 

Giải
XH => X có hóa trị I
YO => Y có hóa trị II
=> x = 2; y = 1
Vậy CTHH là X2Y
Bài 8 (*)
ĐS:

a) XH3             b) Z2(SO4)3           c) TH3            d) XY
e) X3T2            f) Y3Z2                  g) XT
Bài 9 (*)
ĐS: A3B

 

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 8 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3 bước: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

  • Phương pháp giải bài tập xác định công thức hóa học(20/10)

    Bài viết giúp bạn đọc dễ dàng làm bài tập xác định công thức hóa học đơn giản với đầy đủ các dạng bài tập.

  • Tính hóa trị của nguyên tố(27/05)

    Bài viết dưới đây giúp bạn đọc cách xác định hóa trị của nguyên tố một cách chính xác và dễ hiểu.

  • Diễn đạt công thức hóa học - Tính phân tử khối(16/05)

    Diễn đạt công thức hóa học và tính phân tử khối của phân tử là dạng bài tập không quá khó song được coi là nền tảng để làm các bài tập sau này. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết bạn đọc cách làm 2 dạng bài này.

  • Bài tập viết công thức hóa học (Có bài tập áp dụng)(16/05)

    Bài viết trình bày chi tiết cách viết công thức hóa học với nhiều dạng bài tập giúp bạn đọc rèn luyện kĩ được dạng bài tập này.

  • Bài tập xác định nguyên tố dựa vào nguyên tử khối(16/05)

    Bài viết giúp bạn đọc hiểu được mối quan hệ giữa nguyên tử khối và kí hiệu hóa học của nguyên tố, biết cách xác định kí hiệu hóa học của nguyên tố khi có NTK và ngược lại.

  • Phương pháp tách - tinh chế chất ra khỏi hỗn hợp.(13/05)

    Hóa học là bộ môn khoa học thực nghiệm , nó gắn liền với khoa học kỉ thuật với đời sống sản xuất . Ngoài việc học sinh tiếp cận với các dụng cụ , hóa chất , các thí nghiệm hóa học Trong quá trình học , việc làm các bài tập lí thuyết cũng như các dạng bài tập định tính định lượng hết sức quan trọng . Trong những dạng bài tập lí thuyết của môn hóa học , dạng bài tập nhận biết các chất , tách các chất ra khỏi hỗn hợp là dạng bài tập mà học sinh thường lúng túng .

  • Phân biệt đơn chất hợp chất(13/05)

    Chất được phân thành hai loại lớn là đơn chất và hợp chất.Vậy đơn chất và hợp chất khác nhau như thế nào? Dạng bài tập phân biệt đơn chất và hợp chất sẽ giúp các em hiểu rõ hơn đâu là đơn chất hay hợp chất, từ đó giúp các em củng cố thêm kiến thức hóa học của mình!!!

  • Bài tập tìm tên nguyên tố, kí hiệu hóa học khi biết phân tử khối(13/05)

    Bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn cách xác định nguyên tố hóa học, kí hiệu hóa học thông qua phân tử khối.

  • Bài tập tính số hạt trong nguyên tử(13/05)

    Bài tập tính số hạt trong nguyên tử là dạng bài tập cơ bản nhưng học sinh rất hay nhầm lẫn, bài viết dưới đây giúp bạn đọc có cách giải ngắn gọn mà không bị nhầm lẫn.

  • Các dạng bài tập về Chất - Nguyên tử - NTHH(13/05)

    Lý thuyết và bài tập luôn luôn song hành cùng nhau khi chúng ta học bất kì một môn nào. Môn hóa cũng vậy, việc học lý thuyết sau đó vận dụng vào làm bài tập luôn giúp các em hiểu rõ vấn đề. Bài viết sau đây sẽ giúp các em phân loại được các dạng bài tập phổ biến về chất - nguyên tử - nguyên tố hóa học sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức từ đó sẽ giúp các em đạt điểm cao trong các bài kiểm tra.

Gửi bài tập - Có ngay lời giải!