Nhiên liệu

Cập nhật lúc: 17:25 04-06-2016 Mục tin: Hóa học lớp 9


Mỗi ngày không một gia đình nào không phải dùng một loại chất đốt để đun nấu ...Có thể gia đình đun nấu bằng bếp gas, bếp than, bếp củi...Chất đốt còn gọi là nhiên liệu. Vậy nhiên liệu là gì? Được phân loại như thế nào? Sử dụng chúng như thế nào cho có hiệu quả? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây

Xem thêm:

 NHIÊN LIỆU

I.Nhiên liệu là gì?

- Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng

Ví dụ: Than củi, dầu hỏa, khí gas…

- Nhiên liệu đóng vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất

II.Phân loại nhiên liệu

Căn cứ vào trạng thái chia nhiên liệu thành 3 nhóm: nhiên liệu rắn, nhiên liệu lỏng và nhiên liệu khí

1.Nhiên liệu rắn

 Gồm: than mỏ và gỗ…

- Than mỏ:

+ Than gầy: là loại than già nhất, chứa trên 90%  cacbon, khi cháy tỏa nhiều nhiệt. Dùng để làm nhiên liệu cho ngành công nghiệp

+ Than mỡ và than non: chứa ít cacbon hơn than gầy. Dùng để luyện than cốc

+ Than bùn là loại than trẻ nhất được hình thành ở các đáy đầm lầy. Dùng làm chất đốt, phân bón tại chỗ

- Gỗ: Chủ yếu dùng làm vật liệu xây dựng và sản xuất giấy

- Khi sử dụng nhiên liệu rắn có thể gây ô nhiễm môi trường do các loại nhiên liệu cháy không hết

2. Nhiên liệu lỏng

- Gồm các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ (như xăng, dầu hỏa) và  rượu

- Được dùng chủ yếu cho các động cơ đốt trong, 1 phần nhỏ dùng để đun nấu và thắp sáng

- Năng suất tỏa nhiệt cao hơn  nhiên liệu rắn

-  Cháy không hết sẽ gây ô nhiễm môi trường

3. Nhiên liệu khí

- Các loại nhiên liệu khí: Khí thiên nhiên, khí mỏ, khí lò cốc, khí lò cao, khí than…

- Năng suất tỏa nhiệt cao

- Dùng làm nhiên liệu

- Dễ cháy hoàn toàn, vì vậy ít độc hại, không gây ô nhiễm môi trường

- Được sử dụng trong đời sống và trong công nghiệp

III. Sử dụng nhiên liệu hiệu quả

1.Tại sao phải sử dụng nhiên liệu có hiệu quả

- Để tránh lãng phí và không gây ô nhiễm môi trường

- Làm nhiên liệu cháy hoàn hoàn và tận dụng lượng nhiệt do quá trính cháy tạo ra

2. Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho có hiệu quả

- Cung cấp đủ oxi (không khí) cho quá trình cháy

- Tăng diện tích tiếp xúc giữa không khí và nhiên liệu

- Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng nhằm tận dụng nhiệt lượng do sự cháy tạo ra

IV. Bài tập củng cố

Bài 1:

Vì sao đun nấu không để ngọn lửa quá to?

Lời giải:

-Khi đun nấu không để ngọn lửa quá to nhằm tiết kiệm nhiên liệu

Bài 2: Vì sao không đun bếp than trong phòng kín?

Lời giải:

Vì khi than cháy tỏa ra rất nhiều khí CO, CO2 có thể gây tử vong nếu ngửi quá nhiều trong phòng kín

Bài 3: Hãy giải thích tác dụng của những việc làm sau:

a)Tạo nhiều khe nhỏ ở bếp gas

b)Quạt gió vào bếp lò khi nhóm lửa và các lò đốt xây ống khói cao

Lời giải:

a)Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí hoặc oxi

b)Cung cấp đủ không khí hoặc oxi cho quá trình cháy

Bài 4: Hãy giải thích tại sao các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất rắn và chất lỏng?

Lời giải:

Chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất lỏng và chất rắn vì để tạo ra được hỗn hợp với không khí, khi đó diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí lớn hơn nhiều so với chất lỏng và chất rắn

Bài 5: Khi đun bếp dầu hoặc bếp ga nếu cho bấc cao quá hoặc mở ga nhiều quá thì ngọn lửa không xanh, thậm chí tạo ra nhiều muội than. Tại sao?

Lời giải:

Khi đung bếp dầu hoặc bếp ga nếu cho bấc cao hoặc mở ga quá mạnh thì dầu hòa và ga quá nhiều, lượng oxi thiếu, do đó lượng hidrocacbon cháy không hoàn toàn, thậm chí chỉ bị phân hủy thành muội than

Bài 6:  Một mol khí etilen cháy hoàn toàn tỏa ra một lượng nhiệt 1423 kJ. Vậy 0.2 mol  etilen cháy tỏa ra một lượng nhiệt Q là bao nhiêu kJ?

Lời giải:

1 mol etilen                           →                    1423kJ

0,2 mol etilen                        →                     = 284,6 kJ

Bài 7: Nhiệt tỏa ra khi đốt 1 mol etilen và axetilen lần lượt là 1410, 1300 kJ/mol. Vì sao người ta lại sử dụng axetilen làm nhiên liệu trong đèn xì mà không dùng etilen ?

Lời giải:

C2H2 + 2,5O2 → 2CO2 + H2O

C2H4 + O2 → 2CO2 + 2H2O

Đốt 1 mol C2H6 tạo ra 2 mol H2O, trong khi đó 1 mol C2H2 chỉ tạo ra 1 mol H2O. Nhiệt lượng tiêu hao (làm bay hơi nước) khi đốt C2H4 gấp 2 lần C2H2. Vì vậy nhiệt độ ngọn lửa C2H2 cao hơn nhiệt độ ngọn lửa C2H4

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Dành Cho Lớp 9 - Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 9 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 9 và Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều. Lộ trình học tập 3 giai đoạn: Học nền tảng lớp 9, Ôn thi vào lớp 10, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả. PH/HS tham khảo chi tiết khoá học tại: Link

  • Kiểm tra 45 phút chương IV(30/08)

    3 đề kiểm tra 45 phút chương IV: Hidrocacbon - Nhiên liệu gồm các câu hỏi tự luận và trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học cũng như tự đánh giá được năng lực của mình.

  • Kiểm tra 15 phút chương IV (2 đề)(30/08)

    Bộ đề kiểm tra 15 phút chương Hidrocacbon - Nhiên liệu gồm 1 đề trắc nghiệm và 1 đề tự luận có lời giải chi tiết sẽ giúp các bạn củng cố lại kiến thức cũng như cách giải bài tập nhanh và chính xác.

  • Trắc nghiệm Axetilen(13/06)

    30 câu hỏi lý thuyết và bài tập sẽ giúp các bạn nắm vững kiến thức về axetilen

  • Trắc nghiệm benzen(13/06)

    Bài viết giúp các bạn hệ thống hóa lại kiến thức về lý thuyết cũng như bài tập liên quan đến benzen

  • PP viết CTCT các hợp chất hữu cơ (08/06)

    Mỗi một hợp chất hữu cơ được đặc trưng bởi nhóm chứa riêng. Vậy làm thế nào để viết được đầy CTCT của hợp chất. Bài viết dưới đây sẽ giải quyết vấn đề trên

  • Phương pháp giải nhanh bài toán đốt cháy hiđrocacbon(08/06)

    Bài viết nhằm củng cố kiến thức lý thuyết về dạng toán đốt cháy hiđrocacbon, đồng thời bài viết còn tổng hợp các phương pháp giải bài tập tìm CTPT của hợp chất một cách ngắn gọn và xúc tích.

  • PP viết CTCT của anken(08/06)

    Câu hỏi về CTCT vô cùng đa dạng và phong phú, đặc biệt là các câu hỏi về CTCT của anken. Vậy phương pháp viết CTCT của anken như thế nào để giúp học sinh không bỏ xót công thức. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây

  • Cách gọi tên hợp chất hữu cơ(08/06)

    Khi giải quyết các bài tập tính toán hóa học hữu cơ mà đề bài cho tên hợp chất. Cũng như giải quyết các bài tập lý thuyết về hợp chất hữu cơ. Học sinh cần nắm chắc tên gọi của hợp chất, từ đó có thể biết được tính chất đặc trưng của chúng để giải quyết bài tập

  • Đề kiểm tra 45 phút chương hiđrocacbon(07/06)

    Đề kiểm tra 1 tiết hóa học 9 chương hiđrocacbon dưới đây được sưu tầm nhằm giúp học sinh nâng cao kiến thức. Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng tư duy, tính toán, phản xạ vấn đề đồng thời khi làm đề thi này học sinh sẽ biết được bản thân cần bổ sung ngay kiến thức còn thiếu xót.

  • PP giải BT phản ứng cộng brom (lời giải chi tiết)(07/06)

    Bài viết tổng quát đầy đủ các bài tập từ cơ bản tới nâng cao về phản ứng cộng brom của hiđrocacbon không no. Ngoài ra, bài viết còn đưa ra một vài công thức tính nhanh giúp học sinh rút ngắn thời gian tính toán hóa học.

Gửi bài tập - Có ngay lời giải!