Phương pháp giải một số bài toán đặc biệt của một số axit cacboxylic

Cập nhật lúc: 16:55 23-02-2016 Mục tin: Hóa học lớp 11


Bài viết đưa đến cho bạn đọc phương pháp giải nhanh các bài toán đặc biệt về một số loại axit cacboxylic điển hình là axit fomic.

BÀI TẬP LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH CHẤT RIÊNG CỦA 1 SỐ AXIT

 

+  Đối với axit không no thì ngoài tính chất cả axit nó còn có tính chất không no của gốc hiđrocacbon 

+ Đối với axit fomic thì ngoài tính chất axit nó còn có tính chất của nhóm CHO như  pư tráng gương , pư với dung dịch Brom , Cu(OH)2/OH−

HCOOH+2AgNO3+4NH3+H2O → (NH4)2CO3 + 2NH4NO3+2Ag

HCOOH+Br2 → CO2+2HBr

* VÍ DỤ MINH HỌA 

Ví dụ 1: Cho 10,9 gam hỗn hợp axit acrylic và axit propionic phản ứng hoàn toàn với Na thoát ra 1,68 lít khí  (đktc) . Nếu cho hỗn hợp trên tham gia phản ứng cộng H2 hoàn toàn thì khối lượng sản phẩm cuối cùng là

A. 11,1 gam    B. 7,4 gam     C. 11,2 gam     D. 11 gam

Lời giải

2CH2=CHCOOH + 2Na → 2CH2=CHCOOH  + H2

2CH3CH2COOH + 2Na → 2CH3CH2COOH + H2

CH2=CH−COOH + H2→ CH3CH2COOH 

Đặt số mol axit acrylic và propionic là x,y mol 

Theo pt nhận thấy  ∑naxit=2nH2

∑maxit=10,9

Ta có

x+y=2.1,68/22,4 và 72x+74y=10,9 => x=0,1 và y=0,05

n H2(pư cộng) = nCH2=CHCOOH =0,1 mol

mchấtsaupư = 10,9 + mH2 = 10,9 + 0,1.2 = 11,1 gam

=> Đáp án A

Ví dụ 2 : Oxi hóa hoàn toàn 1,8 gam HCHO thành axit với hiệu suất H% thu được hỗn hợp X . Cho X tham gia phản ứng tráng gương thu được 16,2 gam Ag . Giá trị của H là

A. 60          B. 75           C. 62,5        D. 25 

Lời giải

Gọi số mol HCHO bị oxi hóa thành axit là x , số mol HCHO dư là y

2HCHO+O2  → 2HCOOH 

x                               x 

HCHO + AgNO3/NH3→4Ag

y                                        4y

HCOOH + AgNO3/NH3 →2Ag

x                                            2x 

Theo giả thiết và các pư ta có

 x+y=1,8/30=0,06 và 2x+4y=16,2/108=0,15

 => x=0,045 và y=0,025

Hiệu suất phản ứng    H = 0,045/0,06 . 100%=75% 

Ví dụ 3 : Oxi hóa 1,2g HCH=O  thành axit , sau 1 thời gian được hỗn hợp A. Cho A tác dụng với AgNO3/NH3 dư , t0 thu được 1,08g Ag. Tính hiệu suất phản ứng oxi hóa HCHO thành axit ?

Lời giải :

nHCHO bđ = 004 mol

HCH=O + ½ O2 HCOOH

     x             ®                   x

H2 A :         HCHO dư : ( 0,04 – x )

                   HCOOH : x

® nAg = 4.(0,04 – x) + 2.x = 0,1

® x = 0,03 mol

H =

Ví dụ 4: Đốt cháy hoàn toàn 54g hh X gồm axit fomic,axit axetic,axit acrylic,axit oxalic và axit ađipic thu được 39,2 lít CO2(đktc) và m(g) H2O.Mặt khác khi cho 54g hh X phản ứng hoàn toàn với dd NaHCO3 dư thu được 21,28 lít CO2(đktc). Giá trị của m=?

Lời giải

n CO2 = 39,2/44 = 1,75 => mC = 12 . 1,75 = 21
nCO2 = n nhóm chức = 21.28/22,4 = 0,95

=> m O nhóm chức = 32 . 0,95 = 30,4
=> mH = 54 - 21 - 30,4 = 2,6
=> n H2O = n H2 = 2.6/2 = 1,3

=> m H2O = 18 . 1,3 = 23,4g

Ví dụ 5 : Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm hai axit hữu cơ là đồng đẳng kế tiếp ta thu được 6,6 gam và 2,7 gam nước.

          a) Tìm CTPT của hai axit .

          b) Khi cho 0,1 hỗn hợp X tác dụng với lượng dư AgNO3/amôniac thì khối lượng kết tủa thu được?

Lời giải

a)  

                                      Þ hai axit này là axit đơn chức no mạch hở (kết quả câu 24).

                                      CT chung của hai axit là

                                     

                             Ta có tỉ lệ:

                                      Vậy CTPT của HCOOH và  CH3COOH                                          

                              b) Gọi a, b lần lượt là số mol của HCOOH và CH3COOH

                                                Ta có: a + b = 0,1 mol

                                      Ta có:  

                                                Chỉ có HCOOH tham gia phản ứng tráng gương.

                             HCOOH       +    Ag2O CO2 ­  +    H2O   +   2Ag¯

                   0,05 mol                                                                     0,1 mol

                                      Khối lượng bạc sinh ra là: 0,1 ´ 108 = 10,8 gam

 

BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 1 :  Cho 3,6 gam axit cacboxylic no , đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M . Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp rắn khan . CTPT của X là

A. C2H5COOH        B. CH3COOH    C. HCOOH                D. C3H7COOH 

Câu 2 : Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và CH3COOH ( tỉ lệ mol 1:1) . Hỗn hợp Y gồm hai ancol CH3OH và C2H5OH ( tỉ lệ mol 3:2) . Lấy 11,13 gam hỗn hợp X tác dụng với 7,52 gam hỗn hợp Y ( có xúc tác H2SO4đặc ) thu được m gam  hỗn hợp este ( hiệu suất các phản ứng đều là 80%) . Giá trị của m là :

A. 11,616                      B. 12,197             C. 14,52                       D. 15,246

Câu 3 : Cho 0,3 mol axit đơn chức X trộn với 0,25 mol ancol etylic đem thực hiện phản ứng este hóa thu được 18 gam este . Tách lấy lượng ancol và axit dư cho tác dụng với Na thấy thoát ra 2,128 lít H2 . Vậy công thức của axit và hiệu suất phản ứng este hóa là

A. CH3COOH , H% = 68%               B. CH2=CHCOOH, H% = 78%

C. CH2=CHCOOH, H% = 72%         D. CH3COOH, H% = 72%

Câu 4 : Để đốt cháy hết 10ml thể tích hơi một hợp chất hữu cơ A cần dùng 30ml O2 , sản phẩm thu được chỉ gồm CO2 và H2O có thể tích bằng nhau và bằng thể tích O2 đã phản ứng . CTPT của A là

A. C2H4O2          B. C3H6O3     C. C3H6O2         D. C4H8O2

Câu 5 : Các sản phẩm thu được khi đốt cháy hoàn toàn 3 gam axit hữu cơ X được dẫn lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng dung dịch NaOH. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 1,8 gam và khối lượng bình tăng 4,4 gam . CTCT của A là

A. HCOOH                    B. C2H5COOH  

C. C2H3COOH               D. CH3COOH

Câu 6 : Hỗn hợp X gồm axit đơn chức Y và axit Z hai chức ( Y và Z có cùng số nguyên tử Cacbon) . Chia X thành 2 phần bằng nhau : Cho phần một tác dụng hết với Na, sinh ra 4,48 lít H2 (đktc) . Đốt cháy hoàn toàn phần 2 thu được 26,4 gam CO2 . CTCT và phần trăm về khối lượng của Z trong X là :

A. HOOCCOOH,42,86%                  B. HOOCCOOH,60%

C. HOOCCH2COOH,70,87%           D. HOOCCH2COOH,54,88%

Câu 7 : Đốt cháy hoàn toàn 29,6 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH, CxHyCOOH  và (COOH)2 thu được 14,4gam H2O và m gam CO2 . Mặt khác 29,6 gam X phản ứng hoàn toàn với NaHCO3 thu được 11,2 lít CO2 ( đktc) . Giá trị của m là

A. 33 gam                B. 48,4 gam            C. 44 gam                  D. 52,8 gam 

Câu 8 : Oxi hóa 25,6 gam CH3OH (có xúc tác ) thu được hỗn hợp sản phẩm X . Chia X thành hai phần bằng nhau . Phần 1 cho tác dụng với AgNO3/NH3 đun nóng thu được m gam Ag . Phần 2 tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch KOH1M. Hiệu suất quá trình oxi hóa là 75% . Giá trị của m là 

Câu 9 : Hỗn hợp X gồm 0,01 mol HCOONa và a mol muối natri của 2 axit no đơn chức mạch hở là đồng đẳng liên tiếp . Đốt cháy hỗn hợp X và cho sản phẩm cháy (CO2,H2O) lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4đặc , bình 2 đựng KOH thấy khối lượng bình 2 tăng hơn bình 1 là 3,51 gam . Phần chất rắn Y còn lại sau khi đốt là Na2CO3 cân nặng 2,65 gam . Công thức phân tử của 2 muối natri là

A. C2H5COONa và C3H7COONa                         B. C3H7COONa và C4H9COONa

C. CH3COONa và C2H5COONa                           D. CH3COONa và C3H7COONa

Câu 10 : Oxi hóa 0,125 mol ancol đơn chức A bằng 0,05 mol O2 (xt, to) được 5,6 gam hỗn hợp X gồm axit cacboxylic, anđehit, ancol dư và nước. A có công thức phân tử là

A. CH4O                B. C2H6O          C. C3H6O             D. C3H8O

Đáp án :  

1B     2A     3C     4B     5D     6A     7C     8D     9A     10A

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

2k7 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập mễn phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 11 - Xem ngay

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

  • BTTN axit cacboxylic trong đề thi đại học(05/03)

    Tổng hợp các bài tập về axit cacboxylic trong đề thi đại học qua các năm giúp bạn đọc nắm rõ được phương hướng câu hỏi dạng này trong kì thi quan trọng sắp tới.

  • BTTN andehit – xeton trong đề thi đại học(04/03)

    Tổng hợp các bài tập andhit - xeton trong đề thi đại học qua các năm giúp bạn đọc nắm bắt được các dạng bài tập, các dạng câu lý thuyết thường ra để có hướng ôn tập thật tốt.

  • BTTN tổng hợp axit cacboxylic - andehit - xeton (có lời giải chi tiết)(03/03)

    Bài viết tổng hợp bài tập lý thuyết và bài tập tính toán về axit cacboxylic và andehit xeton có lời giải chi tiết từng câu giúp bạn đọc phát hiện những sai lầm và rút ra được nhiều phương pháp giải bài tập hay.

  • 230 - BTTN tổng hợp axit cacboxylic - andehit - xeton(02/03)

    Tổng hợp 230 bài tập trắc nghiệm về axit cacboxylic - andehit - xeton sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp bạn đọc ôn tập toàn bộ lý thuyết cũng như bài tập của toàn chương.

  • BTTN tổng hợp axit cacboxylic(01/03)

    Bài viết tổng hợp các bài tập trắc nghiệm lý thuyết và bài tập tính toán liên quan đến axit cacboxylic, đặc biệt các bài tập tính toán được chia theo dạng giúp bạn đọc ôn tập thật kỹ và chắc phần axit cacboxylic.

  • BTTN lý thuyết axit cacboxylic - andehit - xeton(29/02)

    Bài viết tổng hợp các câu hỏi lý thuyết từ khó đến dễ giúp bạn đọc nắm vững kiến thức toàn chương.

  • Bài tập phản ứng cộng của andehit(27/02)

    Do trong phân tử luôn có liên kết bội (ở nhóm chức cacbonyl) nên các anđehit và xeton đều có khả năng tham gia phản ứng cộng H2. Vì phản ứng của xeton có đặc điểm hoàn toàn tương tự với phản ứng cộng H2 của anđehit nên ở đây chỉ đề cập đến phản ứng cộng H2 vào anđehit. Bài viết hướng dẫn bạn đọc phương pháp giải nhanh các bài tập này qua các ví dụ cực dễ hiểu.

  • Bài tập đốt cháy andehit(26/02)

    Bài viết chia sẻ với bạn đọc những chú ý quan trọng để giải các bài tập đốt cháy andehit một cách chính xác và nhanh nhất.

  • Bài tập phản ứng tráng gương (có video)(25/02)

    Tráng bạc (còn gọi là phản ứng tráng gương) là một trong những phản ứng đặc trưng nhất của anđehit. Vì vậy bài tập về phản ứng tráng bạc cũng là dạng bài tập phổ biến và rất hay gặp khi làm về anđehit.

  • Bài tập xác định công thức của andehit(24/02)

    Dạng bài xác định công thức của andehit là dạng bài rất hay gặp trong các đề thi. Bài viết sẽ giúp các em nắm được cách giải các bài tập dạng này và vận dụng được trong nhiều dạng bài liên quan khác.

Gửi bài tập - Có ngay lời giải!