Bài tập nhận biết, tách chất

Cập nhật lúc: 15:50 23-12-2015 Mục tin: Hóa học lớp 10


Các bài tập nhận biết, tách chất là dạng bài tập phổ biến nhưng cũng rất dễ mắc sai lầm. Bài viết dưới đây hướng dẫn phương pháp nhận biết cùng các bài tập tự giải nhằm củng cố thêm kiến thức lý thuyết hiệu quả.

Xem thêm:

DẠNG 1: NHẬN BIẾT- TÁCH CHẤT

Các bước làm một bài nhận biết

-          Trích mẫu thử.

-          Dùng thuốc thử.

-          Nêu hiện tượng.

-          Viết phương trình phản ứng.

 

Bảng : Nhận biết anion

 

STT

Mẫu thử

Thuốc thử

Dấu hiệu

 

1

SO32-

S2- CO32-

 

Dung dịch axit mạnh: HCl, H2SO4

Khí mùi hắc (SO2)

Khí mùi trứng thối (H2S) Khí không mùi (CO2)

2

Axit Bazơ

Quì tím

Quì tím hóa đỏ Quì tím hóa xanh

3

SO42-

Dung dịch BaCl2

Kết tủa trắng (BaSO4)

 

 

4

Cl-

Br-

I-

 

Dung dịch AgNO3

Kết tủa trắng (AgCl)

Kết tủa vàng nhạt (AgBr) Kết tủa vàng (AgI)

Lưu ý: Nếu hai mẫu thử có cùng tính chất, khi cho thuốc thử vào nhận biết thì hiện tượng sẽ trùng nhau, lúc đó ta tách chúng thành một nhóm, những mẫu thử khác không giống hiện tượng tách thành nhóm khác và tiếp tục sử dụng bảng nhận biết theo thứ tự sau:

Bảng : Nhận biết các chất chương Oxi-Lưu huỳnh

TT

Mẫu thử

Thuốc thử

Hiện tượng

Giải thích

 

1

 

O2

- que đóm

- Cu đỏ

- que đóm bùng cháy

- hóa đen

 

2Cu    +    O2  = 2CuO

 

2

 

O3

Dd KI +

hồ tinh bột

Hồ tinh bột hóa xanh

 

O3 +2KI + H2O = I2 + 2KOH + O2

3

H2S, S2-

Dd Pb(NO3)2

kết tủa đen

Pb(NO3)2  + S2- = PbS¯ + NO3-

 

4

 

SO2

-dd Brom

-dd KMnO4

Màu dd nhạt dần đến mất màu

SO2  + Br2  + 2H2O = H2SO4 + 2HBr

5SO2  + 2KMnO4  + 2H2O = 2H2SO4

+ 2MnSO4  + K2SO4

 

5

H2S O4,

SO42-

 

Dd BaCl2

 

Kết tủa trắng

BaCl2  + SO42- = BaSO4+ 2Cl-

6

SO3

SO3  + H2O + BaCl2  = BaSO4

+2HCl 

Ví dụ 1: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt: NaOH, HCl, Na2SO3, Na2SO4, NaNO3.

Lời giải

Phân tích: NaOH là bazo; HCl là axit; Na2SO3 muối của gốc axit yếu; Na2SO4, NaNO3  là muối của gốc axit mạnh.

Dựa vào bảng nhận biết anion, thứ tự nhận biết như sau: Na2SO3, HCl, NaOH, Na2SO4, NaNO3.

Cách 1:

Lấy mỗi chất một ít làm mẫu thử. Mỗi lần làm thí nghiệm thay mẫu thử mới. Cho HCl vào các mẫu thử. Mẫu sủi bọt khí là Na2SO3.

Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2 ↑+ H2O

Cho quì tím vào các mẫu còn lại: Mẫu làm quì tím hóa đỏ là HCl, mẫu làm quì tím hóa xanh là NaOH.

Cho dung dịch BaCl2 vào các mẫu còn lại. Mẫu xuất hiện kết tủa trắng là Na2SO4.

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓+ 2NaCl Mẫu còn lại không có hiện tượng gì là NaNO3.

Cách 2: Lập bảng

 

Nhận biết

NaOH

Na2SO4

Na2SO3

NaNO3

HCl

Dd HCl

-

-

SO2↑,

mùi xốc

-

-

Quỳ tím

Quỳ hoá xanh

-

-

-

Quỳ hoá đỏ

Dd BaCl2

 

-

BaSO4 ↓ Kết tủa trắng

 

-

 

Còn lại

 

-

 

Viết phương trình: như trên cách 1.

Ví dụ 2: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt: Na2CO3, HCl, NaCl, Na2SO4, H2SO4.

Lời giải

Phân tích: H2SO4, HCl là axit; Na2CO3 là muối của axit yếu; Na2SO4, NaCl là muối của axit mạnh.

Dựa vào bảng nhận biết anion, thứ tự nhận biết như sau: Na2CO3, HCl và H2SO4

(nhóm I), Na2SO4  và NaCl (nhóm II).

Lấy mỗi chất một ít làm mẫu thử. Mỗi lần làm thí nghiệm thay mẫu thử mới. Cho HCl vào các mẫu thử. Mẫu sủi bọt khí là Na2CO3.

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑+ H2O

Cho quì tím vào các mẫu còn lại: Mẫu làm quì tím hóa đỏ là HCl và H2SO4 (nhóm I), mẫu làm quì tím không đổi màu Na2SO4  và NaCl (nhóm II).

Cho dung dịch BaCl2  vào nhóm I. Mẫu xuất hiện kết tủa trắng là H2SO4.

BaCl2  + H2SO4 → BaSO4  ↓+ 2HCl

Mẫu còn lại không có hiện tượng gì là HCl.

Cho dung dịch BaCl2  vào nhóm II. Mẫu xuất hiện kết tủa trắng là Na2SO4.

BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓+ 2NaCl Mẫu còn lại không có hiện tượng gì là NaCl.

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Ph/hs Tham Gia Nhóm Để Cập Nhật Điểm Thi, Điểm Chuẩn Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 10 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, (Xem ngay) Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, làm quen kiến thức, định hướng luyện thi TN THPT, ĐGNL, ĐGTD ngay từ lớp 10

  • Tổng hợp các phản ứng quan trọng chương oxi - lưu huỳnh(11/01)

    Bài viết tổng hợp các phản ứng quan trọng liên quan đến chương oxi - lưu huỳnh giúp bạn đọc ôn tập được ghi nhớ lý thuyết chương oxi lưu huỳnh hiệu quả.

  • BTTN tổng hợp chương oxi - lưu huỳnh(08/01)

    Bài viết tổng hợp các bài tập trắc nghiệm lý thuyết và bài tập từ khó đến dễ giúp bạn đọc ôn tập lại kiến thức một cách khoa học, đặc biệt bài viết cũng tổng hợp các câu hỏi có liên quan đến chương oxi - lưu huỳnh trong các đề thi đại học trong những năm gần đây giúp bạn đọc có thể hiểu được các dạng bài tập có thể có trong các đề thi.

  • BTTN tính toán oxi - lưu huỳnh(06/01)

    Bài viết tồng hợp các bài tập trắc nghiệm tính toán có đáp án chương oxi lưu huỳnh có đáp án, đây sẽ là nguồn tài liệu hữu ích giúp bạn đọc củng cố kiến thức cũng như các kĩ năng giải bài tập.

  • BTTN lý thuyết chương oxi lưu huỳnh (có lời giải chi tiết)(04/01)

    Nắm vững kiến thức lý thuyết về oxi, lưu huỳnh và các hợp chất của chúng đặc biệt là tính chất hóa học của chúng bạn đọc sẽ làm tốt các bài tập trong chương này.

  • Bài tập xác định thành phần hỗn hợp(01/01)

    Bài viết đề cập đến dạng bài tập khá quen thuộc xác định thành phần hỗn hợp khí liên quan đến oxi và các hợp chất của lưu huỳnh, đây là dạng bài tập không khó nếu bạn có phương pháp giải. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có phương pháp giải hiệu quả dạng bài tập này nhé!

  • Phương pháp giải bài tập muối sunfua(30/12)

    Bài tập về muối sunfua là dạng bài tập khó thường gặp nhất trong chương oxi - lưu huỳnh, để giải dạng bài tập này ta thường áp dụng phương pháp qui đổi và các định luật bảo toàn. Bài viết dưới đây tóm tắt phương pháp giải dạng bài tập này cùng các ví dụ và bài tập minh họa dễ hiểu chắc chắn sẽ là nguồn tài liệu quan trọng giúp các bạn ôn tập tốt.

  • Bài tập SO2 và H2S(29/12)

    Bài viết đưa ra phương pháp giải các bài tập liên quan đến H2S và SO2 dễ hiểu, cùng các ví dụ minh họa chi tiết sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em.

  • Bài tập axit sufnuric(25/12)

    Bài viết đưa ra phương pháp giải các bài tập về axit sunfuric cùng các ví dụ minh họa dễ hiểu giúp các em có thể vận dụng tốt khi gặp các dạng bài tập này.

  • Axit sunfuric và muối sunfat (21/12)

    Axit sulfuric có nhiều ứng dụng và nó được sản xuất với một sản lượng lớn hơn bất kỳ, ngoài ra axit sunfuric là hóa chất hàng đầu trong nhiều ngành sản xuất. Vậy axit sunfuric có tính chất gì và còn những ứng dụng gì? Bài viết sẽ cung cấp đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất giúp bạn học tập tốt.

  • Lưu huỳnh dioxit, trioxit(19/12)

    Bài viết tóm tắt toàn bộ lý thuyết quan trọng về 2 oxit quan trọng của lưu huỳnh là lưu huỳnh dioxit và lưu huỳnh trioxit.

Gửi bài tập - Có ngay lời giải!