BTTN tổng hợp hidrocacbon không no

Cập nhật lúc: 17:35 13-01-2016 Mục tin: Hóa học lớp 11


Bài viết tổng hợp các bài tập lý thuyết và bài tập tính toán liên quan đến hidrocacbon không no giúp bạn đọc ôn tập kỹ lại toàn bộ chương hidrocacbon không no.

BTTN TỔNG HỢP HIDROCACBON KHÔNG NO

 

BÀI TẬP VỀ ANKEN

Câu 1: Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH­2–C(CH3)=CH–CH3.Tên của X là

A. isohexan.                             B. 3-metylpent-3-en.                           C. 3-metylpent-2-en.           D. 2-etylbut-2-en.

Câu 2: Số đồng phân của C4H8

A. 3.                                           B. 4.                                                        C. 6.                                        D. 5.

Câu 3: Hợp chất C5H10 mạch hở có bao nhiêu đồng phân cấu tạo ?      

A. 4.                                           B. 5.                                                        C. 6.                                        D. 10.

Câu 4: Cho 10 lít hỗn hợp khí (54,6oC; 0,8064 atm) gồm 2 olefin lội qua bình dung dịch brom dư thấy khối lượng bình brom tăng 16,8 gam. CTPT của 2 anken là (Biết số C trong các anken không vượt quá 5)

A. C2H4 và C5H10.                   B. C3H6 và C5H10.                                C. C4H8 và C5H10.                D. A hoặc B.

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp eten, propen, but-2-en cần dùng vừa đủ b lít oxi (ở đktc) thu được 2,4 mol CO2 và 2,4 mol nước. Giá trị của b là:        

A. 92,4 lít.                                 B. 94,2 lít.                                             C. 80,64 lít.                           D. 24,9 lít.

Câu 6: Ba hiđrocacbon X, Y, Z là đồng đẳng kế tiếp, khối lượng phân tử của Z bằng 2 lần khối lượng phân tử của X. Các chất X, Y, Z thuộc dãy đồng đẳng

A. ankin.                                   B. ankan.                                              C. ankađien.                         D. anken.

Câu 7: Anken X có đặc điểm: Trong phân tử có 8 liên kết xích ma. CTPT của X là

A. C2H4.                                    B. C4H8.                                                 C. C3H6.                                 D. C5H10.

Câu 8: Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH­2–C(CH3)=CH–CH3.Tên của X là

A. isohexan.                             B. 3-metylpent-3-en.                           C. 3-metylpent-2-en.           D. 2-etylbut-2-en.

Câu 9: Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. CTPT của 2 anken là:

A. C2H4 và C3H6.                     B. C3H6 và C4H8.                                 C. C4H8 và C5H10.                D. C5H10 và C6H12.

Câu 10: Cho các chất sau: 2-metylbut-1-en (1); 3,3-đimetylbut-1-en (2); 3-metylpent-1-en (3);

3-metylpent-2-en (4); Những chất nào là đồng phân của nhau ?

A. (3) và (4).                             B. (1), (2) và (3).                                  C. (1) và (2).                         D. (2), (3) và (4).

Câu 11: Những hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học (cis-trans) ?CH3CH=CH2 (I); CH3CH=CHCl (II);  CH3CH=C(CH3)2 (III); C2H5–C(CH3)=C(CH3)–C2H5 (IV); C2H5–C(CH3)=CCl–CH3 (V).

A. (I), (IV), (V).                      B. (II), (IV), (V).                                   C. (III), (IV).                         D. (II), III, (IV), (V).

Câu 12: Hỗn hợp X gồm 2 anken là đồng đẳng liên tiếp có thể tích 4,48 lít (ở đktc). Nếu cho hỗn hợp X đi qua bình đựng nước brom dư, khối lượng bình tăng lên 9,8 gam. % thể tích của một trong 2 anken là:

A. 50%.                  B. 40%.                                  C. 70%.                  D. 80%. 

Câu 13: Một hỗn hợp X có thể tích 11,2 lít (đktc), X gồm 2 anken đồng đẳng kế tiếp nhau. Khi cho X qua nước Br2 dư thấy khối lượng bình Br2 tăng 15,4 gam. Xác định CTPT và số mol mỗi anken trong hỗn hợp X.

A. 0,2 mol C2H4 và 0,3 mol C3H6.                                                       B. 0,2 mol C3H6 và 0,2 mol C4H8.

C. 0,4 mol C2H4 và 0,1 mol C3H6.                                                       D. 0,3 mol C2H4 và 0,2 mol C3H6.

Câu 14: Áp dụng quy tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây ?

A. Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng.                                 C. Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.

B. Phản ứng trùng hợp của anken.                                                      D. Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.

Câu 15: Khi cho but-1-en tác dụng với dd HBr, theo qui tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính ?

A. CH3-CH2-CHBr-CH2Br.C. CH3-CH2-CHBr-CH3.   B. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br .D. CH3-CH2-CH2-CH2Br.

Câu 16: Anken C4H8 có bao nhiêu đồng phân khi tác dụng với dd HCl chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất ?

A. 2.                                           B.  1.                                       C. 3.                                        D. 4.

Câu 17:. Hỗn hợp X gồm metan và anken, cho 5,6 lít X qua dung dịch brom dư thấy khối lượng bình brom tăng 7,28 gam và có 2,688 lít khí bay ra (đktc). CTPT của anken là:

A. C4H8.                                    B. C5H10.                                C. C3H6.                                 D. C2H4

Câu 18: Cho hỗn hợp tất cả các đồng phân mạch hở của C4H8 tác dụng với H2O (H+,to) thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm cộng ?

A. 2.                                           B. 4.                                        C. 6.                                        D. 5

Câu 19: Có bao nhiêu anken ở thể khí (đkt) mà khi cho mỗi anken đó tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho một sản phẩm hữu cơ duy nhất ?

A. 2.                                           B.  1.                                       C. 3.                                        D. 4.

Câu 20: Hỗn hợp X gồm metan và 1 olefin. Cho 10,8 lít hỗn hợp X qua dung dịch brom dư thấy có 1 chất khí bay ra, đốt cháy hoàn toàn khí này thu được 5,544 gam CO2. Thành phần % về thể tích metan và olefin trong hỗn hợp X là:

A. 26,13% và 73,87%.           B. 36,5% và 63,5%.            C. 20% và 80%.                   D. 73,9% và 26,1%.

Câu 21:  Cho hiđrocacbon X phản ứng với brom (trong dung dịch) theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được chất hữu cơ Y (chứa 74,08% Br về khối lượng). Khi X phản ứng với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên gọi của X là:

A. but-1-en.                              B. but-2-en.                           C. Propilen.                           D. Etilen

Câu 22: Hiđrat hóa hỗn hợp X gồm 2 anken thu được chỉ thu được 2 ancol. X gồm

A. CH2=CH2 và CH2=CHCH3.                                             B. CH2=CH2 và CH3CH=CHCH3.

C.CH2=CHCH3.và CH2=CHCH2CH3.                                D. CH3CH=CHCH3 và CH2=CHCH2CH3.

Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 thu được 0,15 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là:

A. 2,24.                                     B. 3,36.                                  C. 4,48.                                  D. 1,68.

Câu 24: Hỗn hợp X gồm propen và 1 đồng đẳng theo tỉ lệ thể tích 1:1. Đốt 1 thể tích hỗn hợp X cần 3,75 thể tích oxi (cùng đk). Vậy B là:          

A. eten.                                      B. propan.                             C. buten.                                D. penten.

Câu 25: Cho 0,2 mol hỗn hợp X gồm etan, propan và propen qua dung dịch brom dư, thấy khối lượng bình brom tăng 4,2 gam. Lượng khí còn lại đem đốt cháy hoàn toàn thu được 6,48 gam nước. Vậy % thể tích etan, propan và propen lần lượt là:

A. 30%, 20%, 50%.                B. 20%, 50%, 30%.             C. 50%, 20%, 30%.             D. 20%, 30%, 50%.

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

2k7 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập mễn phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 11 - Xem ngay

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

  • Bài tập phản ứng cộng hidrocacbon (hay, có lời giải chi tiết)(27/07)

    Tổng hợp các bài tập phản ứng cộng hidrocbon hay và thường gặp được giải chi tiết giúp bạn đọc ôn tâp lại kiến thức và phương pháp giải dạng bài tập này tốt nhất.

  • BTTN tổng hợp hidrocacbon không no (Có lời giải chi tiết)(15/01)

    Tổng hợp các bài tập dưới đây đều có lời giải chi tiết sẽ là nguồn tài liệu ôn tập quan trọng để bạn đọc biết mình chưa nắm vững lý thuyết ở đâu và có thể có thêm những cách giải bài tập nhanh, hiệu quả.

  • BTTN tính toán chương hidrocacbon không no(11/01)

    Cùng ôn tập các dạng bài tập tính toán chương hidrocacbon không no qua các bài tập trắc nghiệm dưới đây.

  • BTTN lý thuyết hidrocacbon không no(09/01)

    Tổng hợp các bài tập trắc nghiệm lý thuyết về hidrocacbon không no dưới đây giúp bạn đọc nắm vững các lý thuyết về hdrocacbon không no một cách hiệu quả.

  • Bài tập tính lượng brom hoặc hidrocacbon trong pư cộng(07/01)

    Bài viết giúp bạn đọc có cái nhìn khái quát hơn về dạng bài tập tính lượng brom hoặc hidrocacbon trong pư cộng đồngthời có thêm phương pháp giải nhanh qua các ví dụ minh họa có lời giải chi tiết.

  • Bài tập áp dụng bảo toàn số mol pi trong phản ứng cộng(05/01)

    Bài viết đưa ra phương pháp chung để giải nhanh các bài tập hiđrocacbon không no tác dụng với hiđro sau đó tác dụng với dung dịch brom nhằm nâng cao khả năng giải bài tập nhanh và chính xác qua đó giúp bạn đọc tiếp cận, làm quen với phương pháp này để đem lại hiệu quả học tập cao hơn.

  • Bài tập phản ứng cộng hidro sau đó đem đốt hoặc cho tác dụng với brom(02/01)

    Bài viết trình bày chi tiết từng phương pháp giải đến ví dụ có hướng dẫn giải chi tiết cùng các bài tập tự luyện. Dạng bài tập này sẽ trở nên thật đơn giản khi bạn có phương pháp giải trong tay.

  • Bài tập phản ứng cộng hidro(31/12)

    Bài viết tóm tắt những kiến thức ngắn gọn về dạng bài tập về phản ứng cộng hidro và đưa ra phương pháp giải nhanh đối với dạng bài tập này cùng với đó là các ví dụ minh họa được giải chi tiết. Hi vọng tài liệu sẽ làm phong phú thêm phương pháp giải bài tập của các bạn.

  • Ankin(28/12)

    Tương tự như anken và ankadien, ankin có 2 liên kết pi kém bền nên chúng là những hydrocacbon chưa no có thể tham gia phản ứng đặc trưng cho tính chưa no là phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp và phản ứng oxy hoá. Ngoài ra các ankin-1 tức là ankin có nguyên tử H liên kết với cacbon có nối ba cho thể tham gia phản ứng thế nguyên tử H bằng nguyên tử kim loại. Các phản ứng ấy được diễn ra như thế nào? Ankin có ứng dụng gì? Cùng tham khảo bài viết dưới đây.

  • Ankadien(26/12)

    Anken là hidrocacbon mạch thẳng có 1 nối đôi, vậy những hidrocacbon mạch thẳng có nhiều nối đôi thì được gọi là gì? Có tính chất hóa học ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Gửi bài tập - Có ngay lời giải!