Nồng độ dung dịch

Cập nhật lúc: 15:50 24-05-2016 Mục tin: Hóa học lớp 8


Nồng độ phần trăm, nồng độ mol của 1 dung dịch là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu được khái niệm, ý nghĩa của nồng độ phần trăm, nồng độ mol, biết vận dụng công thức tính nồng độ phần trăm, nồng độ mol của dung dịch và những đại lượng liên quan đến dung dịch để làm các bài tập.

NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH

I/ Nồng độ phần trăm: (C%)

Nồng độ phần trăm của dd cho biết số gam chất tan có trong 100 gam dd

-         Khối lượng chất tan là mct

-         Khối lượng dd là mdd

-         Nồng độ phần trăm là C%

=>        C%= (mct.100):mdd

Ví dụ 1: Hoà tan 10 gam đường vào 40 gam nước. Tính nồng độ phần trăm của dd thu được.

Giải:

mdd   = mdm + mct   = 40+10=50 gam

C% = (mct.100): mdd

                 = (10.100) : 50

                 = 20%

Ví dụ 2: Tính khối lượng NaOH có trong 200 gam dd NaOH 15%

Giải:

mNaOH = (C%.mdd):100

           =15.200:100

           =30 gam

Ví dụ 3: Hoà tan 20 gam muối vào nước được dd có nồng độ 10%

a)     Tính khối lượng dd nước muối thu được

b)    Tính khối lượng nước cần dựng cho sự pha chế

Giải:

a) mdd=(mmuối.100):C%

         =20.100:10

         =200 gam

b) mnước=mdd-mmuối

            =200-20

            =180 gam

II. Nồng độ mol của dd

Nồng độ mol của dd cho biết số mol chất tan cú trong một lit dd

CM=n:Vdd

Trong đó:

CM  là nồng độ mol

n    là số mol chất tan

Vdd là thể tích dd (lit)

 

Ví dụ 1: Trong 200 ml dd có hoà tan 16 gam NaOH. Tính nồng độ mol của dd.

Giải:

Đổi: 200ml=0,2lit

nNaOH=16:40=0,4 mol

CM=n:V=0,4:0,2=2M

Ví dụ 2:

Tính khối lượng H2SO4 có trong 50ml dd H2SO4 2M

Giải:

Tính số mol H2SO4 có trong dd H2SO4 2M

 = CM.V=2.0,05 =0,1mol

= n.M=0,1.98=9,8 gam

III. Bài tập vận dụng

Bài tập 1:

Trộn 50 gam dd muối ăn có nồng độ 20% với  50 gam dd muối ăn 5%. Tính nồng độ phần trăm của dd thu được?

Bài tập 2: Để hoà tan m gam kẽm cần vừa đủ 50 gam dd HCl  7,3%

a)     Viết PTPƯ

b)    Tính m?

c)     Tính thể tích khí thu được (ở đktc)

d)    Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng

Bài tập 3:

Hoà tan 6,5 gam kẽm cần vừa đủ Vml dd HCl 2M

a)     Viết ptpư

b)    Tính V

c)     Tính thể tích khí thu được (ở đktc)

d)    Tính khối lượng muối tạo thành sau p/ư

Bài 4: Trộn 2,5 lit dd đường 0,5M với 3 lit dd đường 1M. Tính nồng độ mol của dd sau khi trộn

Bài 5: Để hòa tan hết m (g) kẽm cần dùng vừa đủ  50g dung dịch HCl 7,3%.

        a. Viết phương trình phản ứng xảy ra.

        b. Tính thể tích H2 thu được (đktc).

        c. Xác định giá trị m.

IV. Đáp án

Bài 1:

- Tính khối lượng chất tan trong dd 1

mmuối (1)= (C%*mdd):100=(20*50):100=10 gam

- Tính khối lượng chất tan trong dd 2

mmuối (2)= (C%*mdd):100=(5*50):100=2,5 gam

- Tính khối lượng chất tan trong dd 3

mmuối (3)= mmuối (1) + mmuối (2)=10+2,5=12,5 gam

- Tính khối lượng dd 3

mdd (3)= mdd(1) + mdd (2)= 50+50=100 gam

- Tính nồng độ phần trăm của dd 3:

C%(3)=(mct(3)*100):mdd(3)

          =12,5 %

Bài 2:

Bài giải:

Zn + 2HCl---> ZnCl2 + H2

mHCl=(C%.mdd):100

        =(50.7,3):100

        =3,65 gam

=>  nHCl= 3,65:36,5

            =0,1 mol

Theo PTPƯ:

nZn=nZnCl2=nH2=1/2.nHCl=0,1:2=0,05 mol

b) m = mZn= 0,05.65 = 3,25 gam

c) VH2 = 0,05.22,4 = 1,12 lit

d) mZnCl2 = 0,05.136= 6,8 gam

Bài 3:

Zn+2HClà ZnCl2 +H2

nZn= 6,5:65=0,1 mol

b) Theo pthh

nHCl=2nZn=.0,1 =0,2 mol

à Vdd HCl=n:cM=0,2:2=0,1 lit =100 ml

c) Theo pthh

nH2=nZnCl2= nZn=0,1 mol

VH2=0,1 . 22,4 =2,24 lit

d) mZnCl2=0,1.136=13,6 gam

Bài 4:

-         Tính số mol đường có trong dd 1:

n1=CM 1.Vdd 1=0,5.2=1 mol

-         Tính số mol đường có trong dd 2:

n2=CM 2.Vdd 2 =1.3=3 mol

-         Tính số mol đường có trong dd 3:

n3=n1+n2=1+3=4 mol

-         Tính thể tích dd 3

 Vdd 3=Vdd 1 +Vdd 2=2+3=5 lit

-         Tính nồng độ mol dd 3

CM=n:V=4:5=0,8 M

Bài 5:

a.       Zn   +     2HCl      à      ZnCl2  +  H2

       1 mol        2 mol                              1 mol

       0,05mol     0,1mol                          0,05mol

b. Ta có:

 =  =  = 3,65 g

 =  = 0,1 mol

b.  = 0,05.22,4 = 11,2 l

c.  = 0,05.65 = 3,25 g

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 8 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3 bước: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

  • BTTN nồng độ dung dịch(25/05)

    Tổng hợp các bài tập trắc nghiệm về nồng độ dung dịch với đầy đủ các dạng bài tập giúp bạn đọc ôn kỹ lại kiến thức về nồng độ dung dịch và các phương pháp giải dạng bài tập này.

  • Pha trộn 2 dd có xảy ra phản ứng(25/05)

    Pha trộn 2 dd có xảy ra phản ứng là dạng toán cực hay xong cũng cực khó nếu ta không xác định được 2 dung dịch đó phản ứng với nhau thu được chất nào và xác định được thành phần dung dịch sau phản ứng. Bài viết sẽ hướng dẫn chi tiết tỉ mỉ cách giải dạng bài này với những ví dụ cực dễ hiểu.

  • Bài toán hòa tan một chất vào nước hay một dd cho sẵn(25/05)

    Bài toán hòa tan 1 chất vào nước hay dd cho sẵn sẽ là một trong những bài toán quen thuộc mà chúng ta sẽ được học ở chương trình hóa học phổ thông, vậy đối với chương dung dịch dạng bài này được giải như thế nào? Khi giải cần chú ý gì? Cùng xem bài viết dưới đây để hiểu rõ phương pháp giải cũng như cách trình bày dạng toán này.

  • Pha chế dung dịch(24/05)

    Qua bài nồng độ dung dịch chúng ta đã biết được cách tính toán nồng độ dung dịch. Vậylàm thế nào để pha chế được 1 dung dịch theo nồng độ đã biết, cách pha loãng 1 dung dịch như thế nào?

  • LT Dung dịch(24/05)

    Trong thí nghiệm hoá học hoặc trong đời sống hàng ngày các em thường hoà tan nhiều chất như đường, muối... trong nước, ta có những dung dịch đường, muối. Vậy dung dịch là gì? Cùng tìm hiểu bài dưới đây

  • Độ tan của một chất trong nước(24/05)

    Độ tan là một đại lượng đặc trưng cho khả năng tan của một chất tại một điều kiện nhất định. Bài viết dưới đây nhằm mục đích giúp các em làm quen với khái niệm độ tan, cũng như các dạng bài tập về độ tan

  • Bài tập độ tan-nồng độ dung dịch(24/05)

    Tính độ tan và nồng độ dung dịch là 2 dạng bài tập thường gặp ở chương dung dịch, độ tan và nồng độ dung dịch đều liên quan đến chất tan chỉ khác độ tan chia cho khối lượng dung môi còn nồng độ dung dịch chia cho khối lượng dung dịch. Vậy dung môi khác dung dịch ở điểm nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn.

  • BT trắc nghiệm tổng hợp dung dịch(24/05)

    Bài viết hệ thống đầy đủ, xúc tích, khoa học về các câu hỏi lý thuyết cũng như các dạng bài tập về dung dịch

  • Dạng toán pha trộn 2 dung dịch không xảy ra phản ứng(24/05)

    Pha trộn dung dịch gồm 2 dạng chính đó là dạng pha trộn dd 2 hay nhiều chất nhưng chúng không phản ứng với nhau và pha trộn dd 2 hay nhiều dd nhưng có xảy ra phản ứng. Dạng bài tập pha trộn dd mà chúng không phản ứng với nhau thường giải theo 2 cách: bảo toàn khối lượng và pp đường chéo. Các ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ pp giải dạng bài này.

  • BT về độ tan và tinh thể hiđrat(24/05)

    Bài viết nhằm mục đích giúp học sinh khắc sâu kiến thức về độ tan, đồng thời rèn luyện kĩ năng giải bài tập về độ tan và tinh thể hiđrat

Gửi bài tập - Có ngay lời giải!