Tính chất hóa học chung của phi kim (Có bài tập áp dụng)

Cập nhật lúc: 16:30 02-06-2016 Mục tin: Hóa học lớp 9


Phi kim là những nguyên tố như thế nào? Chúng có đặc điểm cũng như tính chất ra sao? Hãy tìm hiểu bài dưới đây

Xem thêm:

TÍNH CHẤT CỦA PHI KIM

A. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ

I) Tính chất vật lý:

- Ở điều kiện thường, phi kim tồn tại ở cả 3 trạng thái: rắn (S, P, ...); lỏng (Br2); khí (Cl2, O2, N2,H2...).

- Phần lớn các nguyên tố phi kim không có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt kém; Nhiệt độ nóng chảy thấp.

- Một số phi kim độc như: Cl2, Br2, I2.

II) Tính chất hóa học:

1)  Tác dụng với kim loại:

       a)  Nhiều phi kim + kim loại  →   muối:

Ví dụ:              2Na   +   Cl2   →    2NaCl

       b)  Oxi +  kim loại  →   oxit:

            Ví dụ:              2Cu    +   O2   → 2CuO

2) Tác dụng với hiđro:

        a)   Oxi  +  khí hiđro  →    hơi nước

Ví dụ:              2H2   +   O2      2H2O

         b)  Clo  +  khí hiđro  →    khí hiđro clorua

Ví dụ:              H2   +   Cl2   → 2HCl

         c) Nhiều phi kim khác (C, S, Br2, ...) phản ứng với khí hiđro tạo thành hợp chất khí.

3) Tác dụng với oxi:

          Nhiều phi kim  +  khí oxi  →   oxit axit

Ví dụ:              S    +     O2  → SO2

                                    4P   +    5O2  → 2P2O5

4) Mức độ hoạt động hóa học của phi kim:

- Mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim thường được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro.

- Flo, oxi, clo là những phi kim hoạt động mạnh (flo là phi kim hoạt động mạnh nhất).

Lưu huỳnh, photpho, cacbon, silic là những phi kim hoạt động yếu hơn

B. BÀI TẬP CỦNG CỐ

Bài 1. Ở đk thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái

A. Lỏng và khí

B. Rắn và lỏng

C. Rắn và khí

D. Rắn, lỏng, khí

Bài 2. Dãy gồm các phi kim thể khí ở đk thường

A. S, P, N2, Cl2

B. C, S, Br2, Cl2

C. Cl2, H2, N2, O2

D. Br2, Cl2, N2, O2

Bài 3. Dãy gồm các nguyên tố phi kim là

A. C, S, O, Fe

B. Cl, C, P, S

C. P, S, Si, Ca

D. K, N, P, Si

Bài 4.

Ở đk thường phi kim ở thể lỏng là:

A. Oxi

B. Brom

C. Clo

D. Nitơ

Bài 5. Dãy phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit

A. S, C, P

B. S, C, Cl2

C. C, P, Br2

D. C, Cl2, Br2

Bài 6. Dãy phi kim tác dụng với nhau là:

A. Si, Cl2, O2

B. H2, S, O2

C. Cl2, C, O2

D. N2, S, O2

Bài 7. Độ tan của chất khí tăng nếu:

A. Tăng nhiệt độ, tăng áp suất

B. Tăng nhiệt độ, giảm áp suất

C. Giảm nhiệt độ, tăng áp suất

D. Giảm nhiệt độ, giảm áp suất

Bài 8. Để so sánh mức độ hoạt động mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng của phi kim đó với:

A. Hiđro hoặc với kim loại

B. Dung dịch kiềm

C. Dung dịch axit

D. Dung dịch muối

Bài 9. Để các phi kim tác dụng với hiđro tạo thành hợp chất khí là:

A. C, Br2, S, Cl2

B. C, O2, S, Si

C. Si, Br2, P, Cl2

D. P, Si, Cl2, S

Bài 10. Dãy phi kim được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần:

A. Br, Cl, F, I

B. I, Br, Cl, F

C. F, Br, I, Cl

D. F, Cl, Br, I

Bài 11. Dãy các phi kim sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần

A. Cl, S, P, Si

B. S, P, Cl, Si

C. Cl, Si, P, S

D. S, Si, Cl, P

Bài 12. X là nguyên tố phi kim có hóa trị III trong hợp chất với hiđro. Biết thành phần phần trăm khối lượng của hiđro trong hợp chất là 17,65%. X là nguyên tố:

A. C

B. N

C. S

D. P

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

D

C

B

B

A

B

C

A

A

B

A

B

 

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Dành Cho Lớp 9 - Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 9 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 9 và Lộ trình UP10 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều. Lộ trình học tập 3 giai đoạn: Học nền tảng lớp 9, Ôn thi vào lớp 10, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả. PH/HS tham khảo chi tiết khoá học tại: Link

  • Kiểm tra học kì I(30/08)

    Nhằm đánh giá lại năng lực của học sinh trước khi bước vào kì thi học kì I, mời các bạn học sinh tham khảo bộ đề kiểm tra học kì I dưới đây. Bộ 3 đề kiểm tra này sẽ giúp các bạn tự tổng hợp lại kiến thức cũng như vận dụng những kiến thức đã học vào giải bài tập.

  • Đề kiểm tra 15 phút chương III (3 đề)(22/07)

    Bộ 3 đề kiểm tra 15 phút là tài liệu tham khảo hay về chương III Phi kim - Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, giúp các em ôn tập và củng cố lại kiến thức đã học.

  • Đề kiểm tra 1 tiết chương III (2 đề)(22/07)

    2 đề kiểm tra kết hợp trắc nghiệm và tự luận có đáp án đi kèm sẽ giúp các bạn học sinh luyện tập và củng cố kiến thức cũng như cách trình bày bài tập tự luận

  • Dạng toán muối sunfit tác dụng với axit(16/06)

    Bài toán muối sunfit tác dụng với axit cũng tương tự như bài tập muối cacbonat tác dụng với axit, tuy nhiên trong chương trình học sẽ ít được nhắc đến dạng bài tập này thường được đề cập trong các đề thi học sinh giỏi. Với dạng bài này ta cần lưu ý khi bài toán có muối kết tủa sau phản ứng thì khối lượng dd giảm sau phản ứng = khối lượng khí sinh ra + khối lượng muối kết tủa.

  • Dạng toán muối cacbonat tác dụng với axit(16/06)

    Phương pháp giải các dạng bài tập về muối cacbonat tác dụng với axit được trình bày chi tiết trong bài viết dưới đây với các ví dụ cụ thể cùng các chú ý quan trọng cho các dạng bài tập này.

  • Xác định tên nguyên tố dựa vào PTPƯ(08/06)

    Bài viết giúp học sinh biết cách xác định tên nguyên tố dựa vào phương trình phản ứng của chúng

  • Xác định vị trí, cấu tạo, tính chất của nguyên tố(08/06)

    Bảng tuần hoàn các nguyên tố cho ta biết mối quan hệ giữa vị trí các nguyên tố với cấu tạo nguyên tử và tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại. Để biết được mối quan hệ đó như thế nào cùng tìm hiểu bài viết dưới đây

  • Trắc nghiệm lý thuyết và tính toán về phi kim (KHÓ)(03/06)

    Bài viết cung cấp đầy đủ các câu hỏi về phi kim cũng như các dạng bài tập giúp học sinh củng cố và nâng cao kiến thức hóa học về phi kim

  • BT C, CO, CO2: Viết PTHH, chuỗi biến hóa, giải thích hiện tượng(03/06)

    Dạng bài viết PTHH, chuỗi biến hóa, giải thích hiện tượng hóa học là dạng bài không thể thiếu đối với các chất nói chung và đối với C, CO, CO2 nói riêng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về cacbon và các oxit của cacbon

  • Trắc nghiệm lý thuyết chương III(03/06)

    Tổng hợp các câu hỏi ôn tập lý thuyết giúp bạn đọc nắm vững lý thuyết để có thể giải bài tập chính xác.

Gửi bài tập - Có ngay lời giải!