26 bài tập axit - Bazo - Muối (Có đáp án)

Cập nhật lúc: 16:06 29-09-2017 Mục tin: Hóa học lớp 11


26 bài tập trắc nghiệm có đáp án dưới đây giúp các em ôn tập kỹ lại cách nhận diện axit - bazo - muối tránh mất điểm trong các đề thi, bài kiểm tra.

26 BÀI TẬP AXIT – BAZO – MUỐI – pH DUNG DỊCH

(Có đáp án)

I. Axit, bazơ và muối

● Mức độ nhận biết, thông hiểu

Câu 1: Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?

A. HCl.                       B. Na2SO4.                  C. NaOH.                   D.  KCl.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Lao Bảo – Quảng Trị, năm 2016)

Câu 2: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ?

A. HCl.                       B. K2SO4.                    C. KOH.                     D.  NaCl.

Câu 3: Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?

A. HCl.                       B. Na2SO4.                  C. Ba(OH)2.                D.  HClO4.

Câu 4: Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sao đây là đúng?

A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit.

B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.

C. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit.

D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.

Câu 5: Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá   nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?

                A. [H+] = 0,10M.                                            B. [H+] < [CH3COO-].           

C. [H+] > [CH3COO-].                                    D. [H+] < 0,10M.

Câu 6: Đối với dung dịch axit mạnh HNO3 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?

A. [H+] = 0,10M.                                            C. [H+] > [NO3-].

B. [H+] < [NO3-].                                             D. [H+] < 0,10M.

Câu 7: Muối nào sau đây là muối axit? 

A. NH4NO3.                B. Na3PO4.                  C. Ca(HCO3)2.            D. CH3COOK. 

Câu 8: Cho các muối sau: NaHSO4, NaHCO3, Na2SO4, Fe(NO3)2. Số muối thuộc loại muối axit là

            A. 0.                                        B. 1.                            C. 2.                            D. 3.

Câu 9: Dãy gồm các axit 2 nấc là:

A. HCl, H2SO4, H2S, CH3COOH.                 B. H2CO3, H2SO3, H3PO4,HNO3.

C. H2SO4, H2SO3, HF, HNO3.                      D. H2S, H2SO4, H2CO3, H2SO3.

Câu 10: Trong dung dịch H3PO4 (bỏ qua sự phân li của H2O) chứa bao nhiêu loại ion?

            A. 2.                            B. 3.                            C. 4.                                        D. 5.

Câu 11: Đặc điểm phân li Zn(OH)2 trong nước là

A. theo kiểu bazơ.                                           B. vừa theo kiểu axit vừa theo kiểu bazơ.

C. theo kiểu axit.                                            D. vì là bazơ yếu nên không phân li.

Câu 12: Đặc điểm phân li Al(OH)3 trong nước là

A. theo kiểu bazơ.                                           B. vừa theo kiểu axit vừa theo kiểu bazơ.

C. theo kiểu axit.                                            D. vì là bazơ yếu nên không phân li.

 

 

Câu 13: Chất nào dưới đây là chất lưỡng tính?

A. Fe(OH)3.                B. Al.                                      C. Zn(OH)2.                D. CuSO4

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 4 – THPT Ngô Gia Tự – Vĩnh Phúc, năm 2016)

Câu 14: Hợp chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. Al(OH)3.                B. Ba(OH)2.                C. Fe(OH)2.                D. Cr(OH)2.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT chuyên Đại học Vinh, năm 2016)

Câu 15: Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?

A. Na2CO3.                 B. (NH4)2CO3.                        C. Al(OH)3.                D. NaHCO3.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 – THPT chuyên Đại học Vinh, năm 2016)

Câu 16: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

A. Na2CO3.                 B. H2SO4.                    C. AlCl3.                     D. NaHCO3.

Câu 17: Chọn các chất là hiđroxit lưỡng tính trong số các hiđroxit sau: 

A. Zn(OH)2, Fe(OH)2.                                    B. Al(OH)3, Cr(OH)2.            

C. Zn(OH)2, Al(OH)3.                                    D. Mg(OH)2, Fe(OH)3.

Câu 18: Cho các hiđroxit sau: Mg(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Fe(OH)3, Cr(OH)3, Cr(OH)2. Số hiđroxit có tính lưỡng tính là

A. 6.                            B. 3.                            C. 4.                                        D. 5.

Câu 19: Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

            A. 5.                            B. 4.                            C. 3.                            D. 2.   

(Đề thi tuyển sinh Đại học khối A, năm 2007)

II. Sự điện li của nước. pH

● Mức độ nhận biết, thông hiểu

Câu 20: Cho các chất: H2O, HCl, NaOH, NaCl, CuSO4, CH3COOH. Các chất điện li yếu là:

A. H2O, CH3COOH, CuSO4.                         B. CH3COOH, CuSO4.            

C. H2O, CH3COOH.                                      D. H2O, NaCl, CH3COOH, CuSO4.

Câu 21: Cho các chất: HCl, H2O, HNO3, HF, HNO2, KNO3, CuCl, CH3COOH, H2S, Ba(OH)2. Số chất thuộc loại điện li yếu là

A. 5.                            B. 6.                            C. 7.                            D. 8.

Câu 22: Các dung dịch NaCl, NaOH, NH3, Ba(OH)2 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH lớn nhất là

A. NaOH.                   B. Ba(OH)2.                C. NH3.                       D. NaCl.

Câu 23: Các dung dịch NaCl, HCl, CH3COOH, H2SO4 có cùng nồng độ mol, dung dịch có pH nhỏ nhất là

A. HCl.                       B. CH3COOH.                        C. NaCl.                      D. H2SO4.

Câu 24: Dãy sắp xếp các dung dịch loãng có nồng độ mol/l như nhau theo thứ tự pH tăng dần là

            A. KHSO4, HF, H2SO4, Na2CO3.                   B. HF, H2SO4, Na2CO3, KHSO4.

            C. H2SO4, KHSO4, HF, Na2CO3.                               D. HF, KHSO4, H2SO4, Na2CO3.

Câu 25: Xét pH của bốn dung dịch có nồng độ mol/lít bằng nhau là dung dịch HCl, pH = a; dung dịch H2SO4, pH = b; dung dịch NH4Cl, pH = c và dung dịch NaOH pH = d. Nhận định nào dưới đây là đúng?

     A. d < c< a < b.           B. c < a< d < b.           C. a < b < c < d.          D. b < a < c < d.

Câu 26: Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na2CO3 (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải là:

            A. (3), (2), (4), (1).      B. (4), (1), (2), (3).      C. (1), (2), (3), (4).      D. (2), (3), (4), (1).

(Đề thi tuyển sinh Cao Đẳng, năm 2008)

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

2k7 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập mễn phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 11 - Xem ngay

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

  • 26 bài tập sự điện li (Có đáp án)(22/09)

    26 bài tập trắc nghiệm sự điện li có đáp án sẽ giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết vững vàng để có thể giải được bài tập chính xác.

  • Phương pháp bảo toàn điện tích (hay và đầy đủ)(15/07)

    Bài viết giới thiệu chi tiết về pp bảo toàn điện tích và các ứng dụng của pp này trong giải các bài tập sự điện li.

  • Phương pháp tính pH của dung dịch axit, bazo mạnh(15/07)

    Bài tập tính pH của dung dịch axit, bazo mạnh là dạng bài tập đơn giản để gỡ điểm vì vậy đôi khi học sinh thường chủ quan và thường quên kiểm tra kết quả khi giải bằng công thức gần đúng. Bài viết dưới đây hướng dẫn bạn đọc cách giải chi tiết dạng bài tập này với các chú ý cần thiết.

  • Phương pháp tính pH dung dịch axit, bazo yếu(15/07)

    Bài tập tính pH của dd axit, bazo yếu là dạng bài khá thông dụng nhưng rất dễ nhầm nếu không chú ý và có pp giải. Bài viết cung cấp lý thuyết chi tiết và bài tập áp dụng giúp người học dễ dàng giải các bài tập dạng này.

  • Phương pháp xác định pH của hỗn hợp các dung dịch khác nhau(15/07)

    Xác định pH của hh các dung dịch là dạng bài tập khó thường dễ nhầm, để giải các bài tập dạng này cần chú ý xác định các tương tác chủ yếu trong dung dịch và sử dụng các công thức gần đúng để giải nhanh gọn.

  • Bài tập tự luận sự điện li(17/03)

    Bài tập tự luận có hướng dẫn giải chi tiết giúp bạn đọc ôn tập lý thuyết sự điện li vững chắc, đồng thời rèn luyện kỹ năng giải bài tập tính toán và cách trình bày khoa học.

  • BTTN tổng hợp sự điện li(16/03)

    Tổng hợp bài tập trắc nghiệm sự điện li được chia dạng rất hay và có đáp án giúp các em luyện kiến thức lý thuyết, rèn luyện kỹ năng làm bài.

  • BTTN tính toán sự điện li(15/03)

    Tổng hợp các bài tập trắc nghiệm tính toán có đáp án dưới đây giúp bạn đọc ôn tập thật kĩ kiến thức của chương đồng thời rèn luyện kỹ năng tính toán nhanh.

  • 100 BTTN lý thuyết sự điện li (Có đáp án)(14/03)

    Tổng hợp 100 BTTN lý thuyết có đáp án dưới đây giúp bạn đọc ôn tập lý thuyết sự điện li vững chắc.

  • Bài tập phản ứng trao đổi ion(12/03)

    Bài viết chia sẻ đến bạn đọc phương pháp giải nhanh các bài tập xác định môi trường dung dịch, cách viết pt ion thu gọn và đặc biệt cách giải các bài tập bằng pp bảo toàn điện tích.

Gửi bài tập - Có ngay lời giải!