26 bài tập sự điện li (Có đáp án)

Cập nhật lúc: 17:04 22-09-2017 Mục tin: Hóa học lớp 11


26 bài tập trắc nghiệm sự điện li có đáp án sẽ giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết vững vàng để có thể giải được bài tập chính xác.

26 BÀI TẬP SỰ ĐIỆN LI

● Mức độ nhận biết, thông hiểu

Câu 1: Các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn điện được là do trong dung dịch của chúng có các

A. ion trái dấu.            B. anion (ion âm).       C. cation (ion dương).                        D. chất.

Câu 2: Nước đóng vai trò gì trong quá trình điện li các chất tan trong nước?

A. Môi trường điện li.                                     B. Dung môi không phân cực.

C. Dung môi phân cực.                                   D. Tạo liên kết hiđro với các chất tan.

Câu 3: Chọn phát biểu sai:

A. Chỉ có hợp chất ion mới có thể điện li được trong nước.

B. Chất điện li phân li thành ion khi tan vào nước hoặc nóng chảy.

C. Sự điện li của chất điện li yếu là thuận nghịch.

D. Nước là dung môi phân cực, có vai trò quan trọng trong quá trình điện li.

Câu 4: Dung dịch nào sau đây có khả năng dẫn điện?

A. Dung dịch đường.                                      C. Dung dịch rượu.

B. Dung dịch muối ăn.                                    D. Dung dịch benzen trong ancol.

(Kiểm tra học kì I – THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ, năm 2017)

Câu 5: Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện được?

A. HCl trong C6H6 (benzen).                          C. Ca(OH)2 trong nước.

B. CH3COONa trong nước.                           D. NaHSO4 trong nước.

(Kiểm tra học kì I – THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ, năm 2016)

Câu 6: Chất nào sau đây không dẫn điện được?

A. KCl rắn, khan.                                            C. CaCl2 nóng chảy.

B. NaOH nóng chảy.                                      D. HBr hòa tan trong nước.

Câu 7: Câu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li?

A. Sự điện li là sự hòa tan một chất vào nước thành dung dịch.

B. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện.

C. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy.

D. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hóa - khử.

(Kiểm tra học kì I THPT chuyên Hùng Vương Phú Thọ, năm 2017)

Câu 8: Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?

A. MgCl2.                          B. HClO3.                   C. Ba(OH)2.                D. C6H12O6 (glucozơ).

Câu 9: Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li mạnh?

A. H2SO4, Cu(NO3)2, CaCl2, H2S.                  B. HCl, H3PO4, Fe(NO3)3, NaOH.

C. HNO3, CH3COOH, BaCl2, KOH.                         D. H2SO4, MgCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2.

Câu 10: Dãy nào dưới dây chỉ gồm chất điện li mạnh?

A. HBr, Na2S, Mg(OH)2, Na2CO3.                                      C. HNO3, H2SO4, KOH, K2SiO3.

B. H2SO4, NaOH, NaCl, HF.                         D. Ca(OH)2, KOH, CH3COOH, NaCl.

(Kiểm tra học kì I – THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ, năm 2017)

 

 

Câu 11: Dãy chất nào dưới đây chỉ gồm những chất điện li mạnh?

A. HNO3, Cu(NO3)2, H3PO4, Ca(NO3)2.        B. CaCl2, CuSO4, H2S, HNO3.  

C. H2SO4, NaCl, KNO3, Ba(NO3)2.              D. KCl, H2SO4, HNO2, MgCl2.

Câu 12: Hãy cho biết tập hợp các chất nào sau đây đều là chất điện li mạnh?

A. Cu(OH)2, NaCl, C2H5OH, HCl.                B. C6H12O6, Na2SO4, NaNO3, H2SO4.

C. NaOH, NaCl, Na2SO4, HNO3.                  D. CH3COOH, NaOH, CH3COONa, Ba(OH)2.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT chuyên Lê Quy Đôn, năm 2016)

Câu 13: Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li yếu?

A. H2S, H2SO3, H2SO4.                                  B. H2CO3, H3PO4, CH3COOH, Ba(OH)2.

C. H2S, CH3COOH, HClO.                           D. H2CO3, H2SO3, HClO, Al2(SO4)3.

Câu 14: Trong dung dịch axit nitric (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào?

                A. H+, NO3-.                                                    B. H+, NO3-, H2O.                                      

                C. H+, NO3-, HNO3.                                       D. H+, NO3-, HNO3, H2O.                                      

Câu 15: Trong dung dịch axit axetic (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào?

                A. H+, CH3COO-.                                          B. H+, CH3COO-, H2O.                                       

                C. CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O.             D. CH3COOH, CH3COO-, H+.

Câu 16: Phương trình điện li viết đúng là          

A.                                    B.    

C.                              D.

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 1 – THPT Nguyễn Trãi – Thanh Hóa, năm 2016)

Câu 17: Phương trình điện li nào dưới đây viết không đúng?

A.                                        B.  

C.                            D.

Câu 18: Phương trình điện li nào dưới đây được viết đúng?

A.                             B.  

C.                                       D.

Câu 19: Phương trình điện li nào sau đây không đúng?

A.                                           B.  

C.                                         D.

(Kiểm tra học kì I – THPT chuyên Hùng Vương – Phú Thọ, năm 2017)

Câu 20: Cho các chất dưới đây: HClO4, HClO, HF, HNO3, H2S, H2SO3, NaOH, NaCl, CuSO4, CH3COOH. Số chất thuộc loại chất điện li mạnh là

A. 5.                            B. 6.                            C. 7.                            D. 4.

Câu 21: Cho dãy các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất điện li là

            A. 3.                            B. 4.                            C. 5.                            D. 2.

(Đề thi tuyển sinh Đại học khối B, năm 2008)

 

Câu 22: Trong số các chất sau: HNO2, CH3COOH, KMnO4, C6H6, HCOOH, HCOOCH3, C6H12O6, C2H5OH, SO2, Cl2, NaClO, CH4, NaOH, H2S. Số chất thuộc loại chất điện li là

            A. 8.                            B. 7.                            C. 9.                            D. 10.

● Mức độ vận dụng

Câu 23: Dung dịch chất nào sau đây (có cùng nồng độ) dẫn điện tốt nhất?

A. K2SO4.                   B. KOH.                     C. NaCl.                      D. KNO3.  

(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 – THPT Lương Thế Vinh – Hà Nội, năm 2016)

Câu 24: Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 0,10 mol/l, dung dịch nào dẫn điện kém nhất?

A. HCl.                       B. HF.                         C. HI.                          D. HBr.

Câu 25: Có 4 dung dịch: Natri clorua, rượu etylic (C2H5OH), axit axetic (CH3COOH), kali sunfat đều có nồng độ 0,1 mol/l. Khả năng dẫn điện của các dung dịch đó tăng dần theo thứ tự nào trong các thứ tự sau:

               A. NaCl < C2H5OH < CH3COOH < K2SO4. B. C2H5OH < CH3COOH < NaCl < K2SO4. 

             C. C2H5OH < CH3COOH < K2SO4 < NaCl.            D. CH3COOH < NaCl < C2H5OH < K2SO4.

Câu 26: Hòa tan các chất sau vào nước để được các dung dịch riêng rẽ: NaCl, CaO, SO3, C6H12O6, CH3COOH, C2H5OH, Al2(SO4)3. Trong các dung dịch tạo ra có bao nhiêu dung dịch có khả năng dẫn điện?

A. 5.                            B. 6.                            C. 7.                            D. 8.

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

2k7 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập mễn phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 11 - Xem ngay

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

  • 26 bài tập axit - Bazo - Muối (Có đáp án)(29/09)

    26 bài tập trắc nghiệm có đáp án dưới đây giúp các em ôn tập kỹ lại cách nhận diện axit - bazo - muối tránh mất điểm trong các đề thi, bài kiểm tra.

  • Phương pháp bảo toàn điện tích (hay và đầy đủ)(15/07)

    Bài viết giới thiệu chi tiết về pp bảo toàn điện tích và các ứng dụng của pp này trong giải các bài tập sự điện li.

  • Phương pháp tính pH của dung dịch axit, bazo mạnh(15/07)

    Bài tập tính pH của dung dịch axit, bazo mạnh là dạng bài tập đơn giản để gỡ điểm vì vậy đôi khi học sinh thường chủ quan và thường quên kiểm tra kết quả khi giải bằng công thức gần đúng. Bài viết dưới đây hướng dẫn bạn đọc cách giải chi tiết dạng bài tập này với các chú ý cần thiết.

  • Phương pháp tính pH dung dịch axit, bazo yếu(15/07)

    Bài tập tính pH của dd axit, bazo yếu là dạng bài khá thông dụng nhưng rất dễ nhầm nếu không chú ý và có pp giải. Bài viết cung cấp lý thuyết chi tiết và bài tập áp dụng giúp người học dễ dàng giải các bài tập dạng này.

  • Phương pháp xác định pH của hỗn hợp các dung dịch khác nhau(15/07)

    Xác định pH của hh các dung dịch là dạng bài tập khó thường dễ nhầm, để giải các bài tập dạng này cần chú ý xác định các tương tác chủ yếu trong dung dịch và sử dụng các công thức gần đúng để giải nhanh gọn.

  • Bài tập tự luận sự điện li(17/03)

    Bài tập tự luận có hướng dẫn giải chi tiết giúp bạn đọc ôn tập lý thuyết sự điện li vững chắc, đồng thời rèn luyện kỹ năng giải bài tập tính toán và cách trình bày khoa học.

  • BTTN tổng hợp sự điện li(16/03)

    Tổng hợp bài tập trắc nghiệm sự điện li được chia dạng rất hay và có đáp án giúp các em luyện kiến thức lý thuyết, rèn luyện kỹ năng làm bài.

  • BTTN tính toán sự điện li(15/03)

    Tổng hợp các bài tập trắc nghiệm tính toán có đáp án dưới đây giúp bạn đọc ôn tập thật kĩ kiến thức của chương đồng thời rèn luyện kỹ năng tính toán nhanh.

  • 100 BTTN lý thuyết sự điện li (Có đáp án)(14/03)

    Tổng hợp 100 BTTN lý thuyết có đáp án dưới đây giúp bạn đọc ôn tập lý thuyết sự điện li vững chắc.

  • Bài tập phản ứng trao đổi ion(12/03)

    Bài viết chia sẻ đến bạn đọc phương pháp giải nhanh các bài tập xác định môi trường dung dịch, cách viết pt ion thu gọn và đặc biệt cách giải các bài tập bằng pp bảo toàn điện tích.

Gửi bài tập - Có ngay lời giải!