Anken - Tính chất hóa học, điều chế, ứng dụng

Cập nhật lúc: 16:28 24-12-2015 Mục tin: Hóa học lớp 11


Bài viết đề cập đến tính chất hóa học quan trọng cùng phương pháp điều chế và các ứng dụng của anken.

ANKEN – TÍNH CHẤT HÓA HỌC, ĐIỀU CHẾ, ỨNG DỤNG

I. Tính chất hoá học

Do liên kết  trong liên kết đôi kém bền nên các anken có phản ứng cộng đặc trưng, dễ bị oxi hoá ở chỗ nối đôi, có phản ứng trùng hợp.

1. Phản ứng cộng hợp

a) Cộng hợp H2:

b) Cộng hợp halogen: Làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường.

(Theo dãy Cl2, Br2, I2 phản ứng khó dần.)

c) Cộng hợp hiđrohalogenua

(Theo dãy HCl, HBr, HI phản ứng dễ dần)

Đối với các anken khác, nguyên tử halogen (trong HX) mang điện âm, ưu tiên đính vào nguyên tử C bậc cao (theo quy tắc Maccôpnhicôp) 

d) Cộng hợp H2O (đun nóng, có axit loãng xúc tác)

Cũng tuân theo quy tắc Maccôpnhicôp: Nhóm - OH đính vào C bậc cao

2. Phản ứng trùng hợp: Có xúc tác, áp suất cao, đun nóng

3. Phản ứng oxi hoá

a) Phản ứng cháy.

b) Phản ứng oxi hoá êm dịu: Tạo thành rượu 2 lần rượu hoặc đứt mạch C chỗ nối đôi tạo thành anđehit hoặc axit. 

Ví dụ:

II. Điều chế

1. Điều chế etilen

 Tách nước khỏi rượu etylic:(PTN)                           

 Tách H2 khỏi etan: (công nghiệp)                       

 Nhiệt phân propan: (công nghiệp)

 Cộng hợp H2 vào axetilen:

2. Điều chế các anken:

 Thu từ nguồn khí chế biến dầu mỏ.

 Tách H2 khỏi ankan: (công nghiệp)

 Tách nước khỏi rượu:

 Tách HX khỏi dẫn xuất halogen:                

Tách X2 từ dẫn xuất đihalogen:                        

(Phản ứng trong dung dịch rượu với bột kẽm xúc tác).

III. Ứng dụng

 Dùng để sản xuất rượu, các dẫn xuất halogen và các chất khác.

 Để trùng hợp polime: polietilen, poliprpilen.

 Etilen còn được dùng làm quả mau chín.

BÀI TẬP ÁP DỤNG

Câu 1.  Cho hỗn hợp X gồm anken và hiđro có tỉ khối so với heli bằng 3,33. Cho X đi qua bột niken nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với heli là 4. CTPT của X là

            A. C2H4.                                      B. C3H6.                     C. C4H8.                      D. C5H10.

Câu 2.  Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom ; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là

            A. CH3CH=CHCH3.     B. CH2=CHCH2CH3.   C. CH2=C(CH3)2.          D. CH2=CH2.

Câu 3.  Hỗn hợp X gồm etilen và H2 có tỉ khối so với H2 là 4,25. Dẫn X qua bột Ni nung nóng được hỗn hợp Y (hiệu suất 75%). Tỉ khối của Y so với H2 là

            A. 5,23.                        B. 5,5.                          C. 5,8.                                    D. 6,2.

Câu 4.  Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hoá là

           A. 20%.                           B. 25%.                         C. 50%.                         D. 40%.

Câu 5. Cho H2 và 1 olefin có thể tích bằng nhau qua Ni đun nóng ta được hỗn hợp A. Biết tỉ khối hơi của A đối với  H2 là 23,2. Hiệu suất phản ứng hiđro hoá là 75%. Công thức phân tử olefin là

A. C2H4.                       B. C3H6.                      C. C4H8.                       D. C5H10.

Câu 6. Một hiđrocacbon X cộng hợp với axit HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm có thành phần khối lượng clo là 45,223%. Công thức phân tử của X là

     A. C3H6.                        B. C4H8.                      C. C2H4.                        D. C5H10.

Câu 7. 0,05 mol hiđrocacbon X làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam brom cho ra sản phẩm có hàm lượng brom đạt 69,56%. Công thức phân tử của X là

    A. C3H6.                                     B. C4H8.                      C. C5H10.                    D. C5H8.

Câu 8. Cho 8,96 lít (đktc) anken X qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng thấy khối lượng bình brom tăng 22,4 gam. Biết X có đồng phân hình học. CTCT của X là

            A. CH2 =CHCH2CH3.                                        B. CH3CH=CHCH3

            C. CH2=CHCHCH2CH3.                                   D. (CH3)2C=CH2.

Câu 9. Dẫn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp X gồm 2 anken vào bình nước brom dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam. CTPT của 2 anken là

        A. C2H4 và C4H8.         B. C3H6 và C4H8.        C. C4H8 và C5H10.         D. A hoặc B.

Câu 10. Cho 10 lít hỗn hợp khí (54,6oC ; 0,8064 atm) gồm 2 olefin lội qua bình dung dịch brom dư thấy

khối lượng bình brom tăng 16,8 gam. Biết số C trong các anken không vượt quá 5. CTPT của 2 anken là

            A. C2H4 và C5H10.        B. C3H6 và C5H10.       C. C4H8 và C5H10.         D. A hoặc B.

           

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

A

A

C

C

A

C

B

D

D

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

2k7 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập mễn phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 11 - Xem ngay

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

  • Bài tập phản ứng cộng hidrocacbon (hay, có lời giải chi tiết)(27/07)

    Tổng hợp các bài tập phản ứng cộng hidrocbon hay và thường gặp được giải chi tiết giúp bạn đọc ôn tâp lại kiến thức và phương pháp giải dạng bài tập này tốt nhất.

  • BTTN tổng hợp hidrocacbon không no (Có lời giải chi tiết)(15/01)

    Tổng hợp các bài tập dưới đây đều có lời giải chi tiết sẽ là nguồn tài liệu ôn tập quan trọng để bạn đọc biết mình chưa nắm vững lý thuyết ở đâu và có thể có thêm những cách giải bài tập nhanh, hiệu quả.

  • BTTN tổng hợp hidrocacbon không no(13/01)

    Bài viết tổng hợp các bài tập lý thuyết và bài tập tính toán liên quan đến hidrocacbon không no giúp bạn đọc ôn tập kỹ lại toàn bộ chương hidrocacbon không no.

  • BTTN tính toán chương hidrocacbon không no(11/01)

    Cùng ôn tập các dạng bài tập tính toán chương hidrocacbon không no qua các bài tập trắc nghiệm dưới đây.

  • BTTN lý thuyết hidrocacbon không no(09/01)

    Tổng hợp các bài tập trắc nghiệm lý thuyết về hidrocacbon không no dưới đây giúp bạn đọc nắm vững các lý thuyết về hdrocacbon không no một cách hiệu quả.

  • Bài tập tính lượng brom hoặc hidrocacbon trong pư cộng(07/01)

    Bài viết giúp bạn đọc có cái nhìn khái quát hơn về dạng bài tập tính lượng brom hoặc hidrocacbon trong pư cộng đồngthời có thêm phương pháp giải nhanh qua các ví dụ minh họa có lời giải chi tiết.

  • Bài tập áp dụng bảo toàn số mol pi trong phản ứng cộng(05/01)

    Bài viết đưa ra phương pháp chung để giải nhanh các bài tập hiđrocacbon không no tác dụng với hiđro sau đó tác dụng với dung dịch brom nhằm nâng cao khả năng giải bài tập nhanh và chính xác qua đó giúp bạn đọc tiếp cận, làm quen với phương pháp này để đem lại hiệu quả học tập cao hơn.

  • Bài tập phản ứng cộng hidro sau đó đem đốt hoặc cho tác dụng với brom(02/01)

    Bài viết trình bày chi tiết từng phương pháp giải đến ví dụ có hướng dẫn giải chi tiết cùng các bài tập tự luyện. Dạng bài tập này sẽ trở nên thật đơn giản khi bạn có phương pháp giải trong tay.

  • Bài tập phản ứng cộng hidro(31/12)

    Bài viết tóm tắt những kiến thức ngắn gọn về dạng bài tập về phản ứng cộng hidro và đưa ra phương pháp giải nhanh đối với dạng bài tập này cùng với đó là các ví dụ minh họa được giải chi tiết. Hi vọng tài liệu sẽ làm phong phú thêm phương pháp giải bài tập của các bạn.

  • Ankin(28/12)

    Tương tự như anken và ankadien, ankin có 2 liên kết pi kém bền nên chúng là những hydrocacbon chưa no có thể tham gia phản ứng đặc trưng cho tính chưa no là phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp và phản ứng oxy hoá. Ngoài ra các ankin-1 tức là ankin có nguyên tử H liên kết với cacbon có nối ba cho thể tham gia phản ứng thế nguyên tử H bằng nguyên tử kim loại. Các phản ứng ấy được diễn ra như thế nào? Ankin có ứng dụng gì? Cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Gửi bài tập - Có ngay lời giải!