Bài tập trắc nghiệm lý thuyết nito - photpho

Cập nhật lúc: 17:02 04-04-2016 Mục tin: Hóa học lớp 11


Bài viết tổng hợp các BTTN lý thuyết về nito - phopho và các hợp chất của chúng, các bài tập được chọn lọc từ khó đến dễ giúp bạn đọc ôn tập kỹ và chắc kiến thức của toàn bộ chương.

BÀI TẬP NITƠ PHOTPHO

Câu 1: Điểm giống nhau giữa N2 và CO2:

          A. Đều tan trong nước            

          B. Đều có tính Oxi hóa và tính khử

          C. Đều không duy trì sự cháy và sự sống  

          D. Tất cả đều đúng

Câu 2: Cho phản ứng N2 + 3H2 D 2NH3          H = -92KJ

          Tìm phát biểu không phù hợp với phản ứng này

          A. N2 là chất Oxi hóa                    

          B.Cần cung cấp 92KJ nhiệt lượng để 1 mol N2 kết hớp với 3 mol H2

          C. Hiệu suất của phản ứng rất bé      

          D. Phản ứng chỉ xảy ra ở nhiệt độ cao, có xúc tác và áp suất cao

Câu 3:  Cặp công thức của Litinitrua và nhôm nitrua là:

          A. LiN3 và Al3N             B. Li3N và AlN    

          C. Li2N3 và Al2N3           D. Li3N2 và Al3N2

Câu 4: Muốn cho cân bằng của phản ứng nhiệt độ tổng hợp amoniac chuyển dịch sang phải cần phải đồng thời.

          A. Tăng áp suất và tăng nhiệt độ     

          C. Tăng áp suất và giảm nhiệt độ

          B. Giảm áp suất và giảm nhiệt độ    

          D. Giảm áp suất và tăng nhiệt độ

Câu 5: Phải dùng bao nhiêu lít khí nitơ và bao nhiêu lít khí Hidro để điều chế 17 gam NH3? Biết rằng hiệu suất chuyển hóa thành amoniac là 25%. Các thể tích khí đo được ở đktc.

          A. 44,8 lít N2 và 134,4 lít H2                      C. 22,4 lít N2 và 67,2 lít H2

          B. 22,4 lít N2 và 134,4 lít H2                      D. 44,8 lít N2 và 67,2 lít H2

Câu 6: Trong phương trình hóa học của phản ứng nhiệt phân sắt (III) nitrat, tổng các hệ số bằng bao nhiêu?

          A. 5             B. 7             C.9              D.21

Câu 7: Trong phương trình hóa học các phản ứng nhiệt phân thủy ngân (II) nitrat, tổng các hệ số bằng bao nhiêu?

          A.5              B.7              C. 9             D. 21

Câu 8: Phương trình điện li tồng cộng của H3PO4 trong dung dịch là:

                   H3PO4 D 3H+ + PO43-

Khi thêm HCl vào dung dịch

          A. Cân băng trên chuyển dịch theo chiều thuận  

          B. Căn bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch

          C. Cân bằng trên không bị chuyển dịch     

          D. Nồng độ PO43- tăng lên

Câu 9: Trong các công thức sau đây, chọn công thức đúng của magie photphua

          A. Mg3(PO4)2                                     B. Mg(PO3)2        

C. Mg3P2                                            D. Mg2P2O7

Câu 10: Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch

          A. Axit nitric và đồng (II) nitrat       

B. Đồng (II) nitrat và amoniac

          C. Barihidroxit và axit photphoric  

D. Amoni hidrophotphat và kalihidroxit

Câu 11: Khí nitơ có thể được tạo thành phản ứng hóa học nào sau đây?

          A. Đốt cháy NH3 trong Oxi có chất xúc tác platin        

B. Nhiệt phân NH4NO3

          C. Nhiệt phân AgNO3                               

D. Nhiệt phân NH4NO2

Câu 12: Trong dãy nào sau đây tất cả các muối đều ít tan trong nước?

          A. AgNO3, Na3PO4, CaHPO4, CaSO4        

B. AgCl, PbS, Ba(H2PO4)2, Ca(NO3)2

          C. AgI, CuS, BaHPO4, Ca3(PO4)2    

D. AgF, CuSO4, BaCO3, Ca(H2PO4)2

Câu 13: Dung dịch axit photphoric có chứa các ion ( không kể H+ và OH- của nước)

          A. H+, PO43-                                                B. H+, H2PO4-, PO43-     

          C. H+, HPO42-, PO43-                          D. H+, H2PO4-, HPO42-, PO43-

Câu 14: Khi đun nóng, phản ứng giữa cặp chất nào sau đây tạo ra ba oxit?

          A. Axit nitric đặc và cacbon                                

B. Axit nitric đặc và đồng

          C. Axit nitric đặc và lưu huỳnh                           

D. Axit nitric đặc và bạc

Câu 15: Trong những nhận xét dưới đây về muối nitrat của kim loại, nhận xét nào là không đúng?

  1. Tất cả các muối nitrat đều dễ tan trong nước
  2. Các muối nitrat đều là chất điện li mạnh, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại và anion nitrat.
  3. Các muối nitrat đều dễ bị phân hủy bởi nhiệt

D.Các muối nitrat chỉ được sử dụng làm phân bón hóa học trong nông nghiệp.

Câu 16: Trong những nhận xét dưới đây về muối amoni, nhận xét nào là  đúng?

  1. Muối amoni là tinh thể ion, phân tử gồm cation amoni và anion hidroxit

B.Tất cả các muối amoni đều dễ tan trong nước, khi tan điện li hòa toàn thành cation amoni và anion gốc axit.

C.Dung dịch muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm đặc, nóng cho thoát ra chất khí làm quỳ tím hóa đỏ

D.Khi nhiệt phân muối amoni luôn luôn có khí amoniac thoát ra

Câu 17: Dãy nào dưới đây gồm các chất mà nguyên tố nitơ có khả năng vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính Oxi hóa khi tham gia phản ứng ?

          A. NH3, N2O5, N2, NO2                               B. N2, NO, N2O, N2O5  

          C. NH3, NO, HNO3, N2O5                                    D. NO2, N2, NO, N2O3  

Câu 18: Trong dung dịch amoniac là một bazơ yếu là do:

  1. Amoniac tan nhiều trong nước
  2. Phân tử amoniac là phân tử có cực
  3. Khi tan trong nước, amoniac kết hợp với nước tạo ra các ion NH4+ và OH-

D.Khi tan trong nước, chỉ một phần nhỏ các phân tử amoniac kết hợp với ion H+ của nước tạo ra các ion NH4+ và OH-

Câu 19: Trong những nhận xét dưới đây nhận xét nào là không đúng?

A.Nguyên tử nitơ có 2 lớp electron và lớp ngoài cùng có 3 lớp electron

B.Số hiệu của nguyên tử nitơ bằng 7

C.3 electron ở phân lớp 2p của nguyên tử nitơ có thể tạo được 3 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tử khác

D.Cấu hình electron của nguyên tử nitơ là 1s22s22p3 và nitơ là nguyên tố p

Câu 20: Trong những nhận xét dưới đây nhận xét nào là  đúng?

A.Nitơ không duy trì sự hô hấp và nitơ là một khí độc

B.Vì có liên kết 3 nên phân tử nitơ rất bền và ở nhiệt độ thường nitơ khá trơ về mặt hóa học

C.Khi tác dụng với kim loại hoạt động, nitơ thể hiện  tính khử

D.Số Oxi hóa của nitơ trong các hợp chất và ion AlN, N2O4, NH4+, NO3-, NO2-, lần lượt là -3, +4,         -3,+5,+3.

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

2k7 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập mễn phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 11 - Xem ngay

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

  • Bài tập nito - photpho (có lời giải chi tiết)(07/04)

    Tổng hợp các bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết dưới đây giúp bạn đọc ôn tập lại lý thuyết cũng như bài tập một cách hệ thống đồng thời rèn được kỹ năng trình bày khoa học qua lời giải chi tiết.

  • BTTN tổng hợp nito - photpho(06/04)

    Tổng hợp các bài tập trắc nghiệm dưới đây giúp bạn đọc ôn tập lại toàn bộ lý thuyết và làm quen với cách ra câu hỏi trong các đề thi, đề kiểm tra.

  • BTTN tính toán nito - photpho(05/04)

    Các bài tập trắc nghiệm có đáp án dưới đây giúp bạn đọc rèn luyện các kỹ năng giải bài tập, đồng thời khắc sâu thêm kiến thức.

  • Phương pháp giải bài tập axit nitric(02/04)

    Bài viết hướng dẫn bạn đọc những cách giải nhanh nhất các dạng bài tập về axit nitric.

  • Bài tập H3PO4 tác dụng với dd kiềm(01/04)

    Bài viết dưới đây hướng dẫn bạn đọc giải các bài tập về H3PO4 tác dụng với dd kiềm một cách đơn giản và tránh được các sai lầm khi giải dạng bài tập này.

  • Bài tập pư của NO3- trong môi trường axit và bazo(31/03)

    Bài toán về phản ứng của muối nitrat trong môi trường axit hoặc bazon là dạng bài tập thường gặp trong các đề thi tuyển sinh. Trong môi trường axit, muối nitrat cũng có tính oxi hóa mạnh như HNO3. Vì vậy cách thức phản ứng của muối nitrat trong môi trường axit với các chất khử cũng tương tự như phản ứng của axit HNO3. Bài viết dưới đây giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phương pháp giải các dạng bài tập này.

  • Bài tập hh kim loại tác dụng với HNO3(30/03)

    Bài tập HNO3 tác dụng với kim loại được coi là bài toán kinh điển của hóa học vô cơ, dạng bài tập HNO3 tác dụng với hh kim loại là một trong những dạng khó thuộc dạng bài tập của HNO3, bài viết dưới đây hướng dẫn bạn đọc phương pháp giải với những ví dụ tiêu biểu chi tiết.

  • Bài tập kim loại tác dụng với HNO3 tạo hh khí(29/03)

    Bài toán kim loại tác dụng với axit nitric là dạng bài tập trọng tâm trong chương trình hóa học vô cơ. Dạng bài tập này được chia ra thành rất nhiều dạng nhỏ khác nhau, bài viết dưới đây hướng dẫn bạn đọc cách giải chi tiết dạng bài kim loại tác dụng với HNO3 tạo hh khí.

  • Bài tập tìm công thức oxit của nito(28/03)

    Oxit của nito không được đề cập nhiều trong các bài giảng ở trên lớp song trong các bài tập về HNO3 thì các oxit của nito được xuất hiện rất nhiều, vậy các oxit đó có công thức là gì? Cách xác định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn giải các bài tập dạng này một cách chi tiết nhất.

  • Bài tập lý thuyết nito - photpho(26/03)

    Bài viết giúp bạn đọc nắm chắc lại phần lý thuyết của nito - photpho và cách làm một số bài tập lý thuyết liên quan đến nito - photpho.

Gửi bài tập - Có ngay lời giải!