BTTN tổng hợp nito - photpho

Cập nhật lúc: 17:00 06-04-2016 Mục tin: Hóa học lớp 11


Tổng hợp các bài tập trắc nghiệm dưới đây giúp bạn đọc ôn tập lại toàn bộ lý thuyết và làm quen với cách ra câu hỏi trong các đề thi, đề kiểm tra.

BTTN TỔNG HỢP NITO - PHOTPHO

 

Câu 1: Chọn câu sai

            Đi từ nitơ đến bitmut

            A. Khả năng oxi hoá giảm dần.                      B. Độ âm điện tăng dần.

            C. Tính phi kim giảm dần                               D. Bán kính nguyên tử tăng dần.

Câu 2: Các liên kết trong phân tử nitơ được tạo thành là do sự xen phủ của:

A. Các obitan s với nhau và các obitan p với nhau.

B. 3 obitan p với nhau.

C. 1 obitan s và 2 obitan p với nhau.

D. 3 cặp obitan p.

Câu 3: Phát biểu không đúng là

            A. Nitơ thuộc nhóm VA nên có hóa trị cao nhất là 5.

            B. Nguyên tử nitơ có 5 electron ở lớp ngoài cùng thuộc phân lớp 2s và 2p .

            C. Nguyên tử nitơ có 3 electron độc thân.

            D. Nguyên tử nitơ có khả năng tạo ra ba liên kết cộng hoá trị với nguyên tố khác.

Câu 4: Ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hoạt động hóa học là do

A. nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ.                B. nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm.

C. phân tử nitơ có liên kết ba khá bền.           D. phân tử nitơ không phân cực.

Câu 5: Khi có sấm chớp khí quyển sinh ra chất:

A. Oxit cacbon            B. Oxit nitơ.               

C. Nước.                     D. Không có khí gì sinh ra

Câu 6: Cho các phản ứng sau: N2 + O2 ® 2NO  và  N2 + 3H2 ® 2NH3. Trong hai phản ứng trên thì nitơ

            A. chỉ thể hiện tính oxi hóa.                            B. chỉ thể hiện tính khử.

            C. thể hiện cả tính khử và tính oxi hóa.          D. không thể hiện tính khử và tính oxi hóa.

Câu 7: Hiệu suất của phản ứng giữa N2 và H2 tạo thành NH3 bị giảm nếu

A. giảm áp suất, tăng nhiệt độ.                       B. giảm áp suất, giảm nhiệt độ.

C. tăng áp suất, tăng nhiệt độ.                                    D. tăng áp suất, giảm nhiệt độ.

Câu 8: Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế N2 bằng cách

A. nhiệt phân NaNO2.                                    B. Đun hỗn hợp NaNO2 và NH4Cl.

C. thủy phân Mg3N2.                                      D. phân hủy khí NH3.

Câu 9: Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hoà. Khí X là

            A. NO.                                    B. N2.                          C. N2O.                       D. NO2.

Câu 10: Trong phòng thí nghiệm người ta thu khí nitơ bằng phương pháp dời nước vì:

            A. N2 nhẹ hơn không khí.                               B. N2 rất ít tan trong nước.

            C. N2 không duy trì sự sống, sự cháy.            D. N2 hoá lỏng, hóa rắn ở nhiệt độ rất thấp.

Câu 11: Trong công nghiệp, người ta thường điều chế N2 từ

            A. NH4NO2.                B. HNO3.                    C. không khí.              D. NH4NO3.

Câu 12: Tính bazơ của NH3 do

A. trên N còn cặp e tự do.                             

B. phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực.

C. NH3 tan được nhiều trong nước.              

D. NH3 tác dụng với nước tạo NH4OH.

Câu 13: Nguyên tử  N  trong NH3 ở trạng thái lai hóa nào?

A. sp.                           B. sp2.                         

C. sp3.                         D. Không xác định được.

Câu 14: Phát biểu không đúng là

            A.Trong điều kiện thường, NH3 là khí không màu, mùi khai.

            B. Khí NH3 nặng hơn không khí.

            C. Khí NH3 dễ hoá lỏng, tan nhiều trong nước.

            D. Liên kết giữa N và 3 nguyên tử H là liên kết cộng hoá trị có cực.

Câu 15: Khí amoniac làm giấy quỳ tím ẩm:

A. chuyển thành màu đỏ.                                B. chuyển thành màu xanh.

C. không đổi màu.                                          D. mất màu.

Câu 16: Dung dịch amoniac trong nước có chứa

            A. NH4+, NH3.                        B. NH4+, NH3, H+.      C. NH4+, OH-.             D. NH4+, NH3, OH-.

Câu 17: Trong ion phức [Cu(NH3)4]2+, liên kết giữa các phân tử NH3 với ion Cu2+

            A. liên kết cộng hoá trị.                                  B. liên kết hiđrô.        

            C. liên kết phối trí.                                          D. liên kết ion.

Câu 18: Từ phản ứng khử độc một lượng nhỏ khí clo trong phòng thí nghiệm:

                             2NH3 + 3Cl2 ® 6HCl + N2.       

      Kết luận nào sau đây đúng?

A. NH3 là chất khử.                                        B. NH3 là chất oxi hoá.             

C. Cl2 vừa oxi hoá vừa khử.                           D. Cl2 là chất khử.

Câu 19: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch CuCl2. Hiện tượng thí nghiệm là

            A. lúc đầu có kết tủa màu trắng, sau đó kết tủa tan dần cho dung dịch màu xanh lam.

            B. xuất hiện kết tủa màu xanh, không tan.

            C. lúc đầu có kết tủa màu xanh thẫm, sau đó kết tủa tan cho dung dịch màu xanh lam.

            D. lúc đầu có kết tủa màu xanh lam, sau đó kết tủa tan cho dung dịch màu xanh thẫm.

Câu 20: Dãy gồm các chất đều phản ứng được với NH3 (với các điều kiện coi như đầy đủ) là

            A. HCl, O2, CuO, Cl2, AlCl3.                         B. H2SO4, CuO, H2S, Na, NaOH.

            C. HCl, FeCl3, Cl2, CuO, Na2CO3.                 D. HNO3, CuO, CuCl2, H2SO4, Na2O.

Câu 21: Dãy gồm các chất đều bị hoà tan trong dung dịch NH3 là:

            A. Cu(OH)2, AgCl, Zn(OH)2, Ag2O.             B. Cu(OH)2, AgCl, Zn(OH)2, Al(OH)3.

            C. Cu(OH)2, AgCl, Fe(OH)2, Ag2O.              D. Cu(OH)2, Cr(OH)2, Zn(OH)2, Ag2O.

Câu 22: Dung dịch NH3 khôngcó khả năng tạo phức chất với hiđroxit của kim loại nào?

A. Cu.                         B. Ag.                         C. Zn.                          D. Fe.

Câu 23: Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH dư, rồi thêm tiếp dung dịch NH3 dư vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là

            A. 1.                            B. 3.                            C. 2.                            D. 4.

Câu 24: Để tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp gồm N2, H2, NH3 trong công nghiệp, người ta đã

            A. cho hỗn hợp qua nước vôi trong dư.

            B. cho hỗn hợp qua bột CuO nung nóng.

            C. nén và làm lạnh hỗn hợp để hóa lỏng NH3.

            D. cho hỗn hợp qua dung dịch H2SO4 đặc.

Câu 25: a. Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể điều chế khí NH3 bằng cách

            A. cho N2 tác dụng với H2 (450oC, xúc tác bột sắt).                         

B. cho muối amoni loãng tác dụng với kiềm loãng và đun nóng.

C. cho muối amoni đặc tác dụng với kiềm đặc và đun nóng.

D. nhiệt phân muối (NH4)2CO3.

        b. Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể thu khí NH3 bằng phương pháp

            A. đẩy nước.                                                   B. chưng cất.              

C. đẩy không khí với miệng bình ngửa.         D. đẩy không khí với miệng bình úp ngược.

Câu 26: Chọn câu sai trong các mệnh đề sau:

        A. NH3 được dùng để sản xuất HNO3

        B. NH3 cháy trong khí Clo cho khói trắng

        C. Khí NH3 tác dụng với oxi  có (xt, to) tạo khí NO.

        D. Điều chế khí NH3 bằng cách cô cạn dung dịch  muối amoni

Câu 27: Có thể dùng dãy chất nào sau đây để làm khô khí amoniac?

            A. CaCl2 khan, P2O5, CuSO4 khan.                B. H2SOđặc, CaO khan, P2O5.

            C. NaOH rắn, Na, CaO khan.                        D. CaCl2 khan, CaO khan, NaOH rắn.

Câu 28: Ion amoni có hình

A. Ba phương thẳng. B. Tứ diện.                  C. Tháp.                      D. Vuông phẳng.

Câu 29: Khi nói về muối amoni, phát biểu không đúng là

            A. Muối amoni dễ tan trong nước.                 B. Muối amoni là chất điện li mạnh.

            C. Muối amoni kém bền với nhiệt.                 D. Dung dịch muối amoni có tính chất bazơ.

Câu 30: Nhận xét nào sau đây không đúng về muối amoni ?

            A. Muối amoni bền với nhiệt.                        

C. Các muối amoni đều là chất điện li mạnh

            B. Tất cả các muối amoni tan trong nước.     

D. Các muối amoni đều bị thủy phân trong nước.

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

2k7 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập mễn phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 11 - Xem ngay

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

  • Bài tập nito - photpho (có lời giải chi tiết)(07/04)

    Tổng hợp các bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết dưới đây giúp bạn đọc ôn tập lại lý thuyết cũng như bài tập một cách hệ thống đồng thời rèn được kỹ năng trình bày khoa học qua lời giải chi tiết.

  • BTTN tính toán nito - photpho(05/04)

    Các bài tập trắc nghiệm có đáp án dưới đây giúp bạn đọc rèn luyện các kỹ năng giải bài tập, đồng thời khắc sâu thêm kiến thức.

  • Bài tập trắc nghiệm lý thuyết nito - photpho(04/04)

    Bài viết tổng hợp các BTTN lý thuyết về nito - phopho và các hợp chất của chúng, các bài tập được chọn lọc từ khó đến dễ giúp bạn đọc ôn tập kỹ và chắc kiến thức của toàn bộ chương.

  • Phương pháp giải bài tập axit nitric(02/04)

    Bài viết hướng dẫn bạn đọc những cách giải nhanh nhất các dạng bài tập về axit nitric.

  • Bài tập H3PO4 tác dụng với dd kiềm(01/04)

    Bài viết dưới đây hướng dẫn bạn đọc giải các bài tập về H3PO4 tác dụng với dd kiềm một cách đơn giản và tránh được các sai lầm khi giải dạng bài tập này.

  • Bài tập pư của NO3- trong môi trường axit và bazo(31/03)

    Bài toán về phản ứng của muối nitrat trong môi trường axit hoặc bazon là dạng bài tập thường gặp trong các đề thi tuyển sinh. Trong môi trường axit, muối nitrat cũng có tính oxi hóa mạnh như HNO3. Vì vậy cách thức phản ứng của muối nitrat trong môi trường axit với các chất khử cũng tương tự như phản ứng của axit HNO3. Bài viết dưới đây giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phương pháp giải các dạng bài tập này.

  • Bài tập hh kim loại tác dụng với HNO3(30/03)

    Bài tập HNO3 tác dụng với kim loại được coi là bài toán kinh điển của hóa học vô cơ, dạng bài tập HNO3 tác dụng với hh kim loại là một trong những dạng khó thuộc dạng bài tập của HNO3, bài viết dưới đây hướng dẫn bạn đọc phương pháp giải với những ví dụ tiêu biểu chi tiết.

  • Bài tập kim loại tác dụng với HNO3 tạo hh khí(29/03)

    Bài toán kim loại tác dụng với axit nitric là dạng bài tập trọng tâm trong chương trình hóa học vô cơ. Dạng bài tập này được chia ra thành rất nhiều dạng nhỏ khác nhau, bài viết dưới đây hướng dẫn bạn đọc cách giải chi tiết dạng bài kim loại tác dụng với HNO3 tạo hh khí.

  • Bài tập tìm công thức oxit của nito(28/03)

    Oxit của nito không được đề cập nhiều trong các bài giảng ở trên lớp song trong các bài tập về HNO3 thì các oxit của nito được xuất hiện rất nhiều, vậy các oxit đó có công thức là gì? Cách xác định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn giải các bài tập dạng này một cách chi tiết nhất.

  • Bài tập lý thuyết nito - photpho(26/03)

    Bài viết giúp bạn đọc nắm chắc lại phần lý thuyết của nito - photpho và cách làm một số bài tập lý thuyết liên quan đến nito - photpho.

Gửi bài tập - Có ngay lời giải!