Dạng toán pha loãng hay cô đặc dung dịch

Cập nhật lúc: 13:50 24-05-2016 Mục tin: Hóa học lớp 8


Pha loãng dung dịch hay cô đặc dung dịch là 2 bài toán ngược nhau, khi giải dạng bài tập này cần chú ý khi pha loãng, nồng độ dung dịch giảm. Còn cô đặc, nồng độ dung dịch tăng. Tuy nhiên dù pha loãng hay cô đặc, khối lượng chất tan luôn luôn không thay đổi.

Xem thêm:

 DẠNG TOÁN PHA LOÃNG HAY CÔ ĐẶC DUNG DỊCH

I.Phương pháp

a)    Đặc điểm:

-         Khi pha loãng, nồng độ dung dịch giảm. Còn cô đặc, nồng độ dung dịch tăng.

-         Dù pha loãng hay cô đặc, khối lượng chất tan luôn luôn không thay đổi.

b)    Cách làm:

-         Có thể áp dụng công thức pha loãng hay cô đặc

TH1: Vì khối lượng chất tan không đổi dù pha loãng hay cô đặc nên.  

mdd(1).C%(1) = mdd(2).C%(2)

     TH2: Vì số mol chất tan không đổi dù pha loãng hay cô dặc nên.

Vdd(1). CM (1)  =  Vdd(2). CM (2)

Nếu gặp bài toán: Cho thêm H2O hay chất tan nguyên chất (A) vào 1 dung dịch (A) có nồng độ % cho trước, có thể áp dụng quy tắc đường chéo để giải.

1)    Đối với nồng độ % về khối lượng:

 

2)    Đối với nồng độ mol/lít:

 

3)    Đối với khối lượng riêng:

 

 Khi đó có thể xem:

- H2O là dung dịch có nồng độ O%

- Chất tan (A) nguyên chất cho thêm là dung dịch có nồng độ 100%

Lưu ý: Tỷ lệ hiệu số nồng độ nhận được đúng bằng số phần khối lượngdung dịch đầu (hay nước hoặc chất tan A nguyên chất) cần lấy đặt cùng hàng 

II. Bài tập mẫu

Bài 1: Tính lượng nước cần dùng để pha chế 150g dung dịch HCl 4% từ dung dịch HCl 20%?

Giải:

Cách 1:

Khối lượng HCl có trong 150g dung dịch HCl 4%:

Khối lượng dung dịch HCl 20% có chứa 6g HCl:

Khối lượng nước cần dùng là: 150-30 = 120g

 Cách 2: Dùng sơ đồ đường chéo:

      mHClbđ:   20                  4 

                                   4                                       

     mnước :  0%                    16

Ta có:  = mHClbđ  +  mnước 

=> 150 = mHClbđ  +  mnước  (2)

Từ (1) và (2) => mnước =120g

Bài 2: Tính thể tích dung dịch NaOH 2M cần dùng để pha chế 100ml dung dịch NaOH 0,5M.

Giải:

Cách 1: Số mol NaOH có trong 100ml dung dịch NaOH 0,5M:

n= CM.V = 0,5.0,1 = 0,05 mol

Thể tích dung dịch NaOH 2M trong đó có chứa 0,05 mol NaOH:

VddNaOH =  =  = 0,025 l =25ml

Cách 2:

Bài 3: Có 30g dung dịch NaCl 20%. Tính nồng độ % dung dịch thu được khi:

-         Pha thêm 20g H2O

-         Cô đặc dung dịch để chỉ còn 25g

Giải:

Cách 1:

-Pha thêm 20g H2O

mddsau = mddbđ + mnước = 30+20 = 50g

mddbđ.C% = mddsau.C%sau

=>30.20%=50.C%sau

=> C%sau = 12%

- Cô đặc dung dịch để chỉ còn 25g

mddbđ.C% = mddsau.C%sau

ð 30.20% = 25. C%sau

ð C%sau = 24%

Cách 2:

-Pha thêm 20g H2O

12%

- Cô đặc dung dịch để chỉ còn 25g

 24%

III. Bài tập vận dụng

Bài 1 : Phải thêm bao nhiêu gam nước vào 200 ml dd KOH 20% để được dd KOH 16%?

Bài 2: Tính khối lượng nước để pha chế 250g dung dịch H2SO4 5% từ dung dịch H2SO4 25%?

Bài 3: Hòa tan 5,6 lít khí HCl đktc vào 0,1 lít H2O để tạo ra dung dịch HCl.

Tính nồng độ mol/l và nồng độ C% của dung dịch thu được

Bài4 : Tính số ml nước cần thêm vào 2l dung dịch NaOH 1M để thu được dung dịch mới có nồng độ 0,1M ?

Bài 5 : Tính số ml nước cần thêm vào 250ml dung dịch NaOH 1,25M để tạo thành dung dịch 0,5M ?

Bài 6 : Tính số ml dung dịch NaOH 2,5% (D= 1,03g/ml) điều chế được từ 80ml NaOH 35% (D=1,38g/ml)

Bài 7 : Làm bay hơi 500ml dung dịch HNO3 20% (D=1,2g/ml) để chỉ còn 300g dung dịch. Tính nồng độ % của dung dịch này ?

Bài 8 : Tính khối lượng CuSO4 cần để pha chế 60ml dung dịch CuSO4 nồng độ 2M?

Bài 9 :Tính khối lượng muối NaCl và nước cần để pha 60g dung dịch NaCl 20% ?

IV. Đáp án

 

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Dành Cho Lớp 8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 8 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều. Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả. PH/HS tham khảo chi tiết khoá học tại: Link

  • BTTN nồng độ dung dịch(25/05)

    Tổng hợp các bài tập trắc nghiệm về nồng độ dung dịch với đầy đủ các dạng bài tập giúp bạn đọc ôn kỹ lại kiến thức về nồng độ dung dịch và các phương pháp giải dạng bài tập này.

  • Pha trộn 2 dd có xảy ra phản ứng(25/05)

    Pha trộn 2 dd có xảy ra phản ứng là dạng toán cực hay xong cũng cực khó nếu ta không xác định được 2 dung dịch đó phản ứng với nhau thu được chất nào và xác định được thành phần dung dịch sau phản ứng. Bài viết sẽ hướng dẫn chi tiết tỉ mỉ cách giải dạng bài này với những ví dụ cực dễ hiểu.

  • Bài toán hòa tan một chất vào nước hay một dd cho sẵn(25/05)

    Bài toán hòa tan 1 chất vào nước hay dd cho sẵn sẽ là một trong những bài toán quen thuộc mà chúng ta sẽ được học ở chương trình hóa học phổ thông, vậy đối với chương dung dịch dạng bài này được giải như thế nào? Khi giải cần chú ý gì? Cùng xem bài viết dưới đây để hiểu rõ phương pháp giải cũng như cách trình bày dạng toán này.

  • Nồng độ dung dịch(24/05)

    Nồng độ phần trăm, nồng độ mol của 1 dung dịch là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu được khái niệm, ý nghĩa của nồng độ phần trăm, nồng độ mol, biết vận dụng công thức tính nồng độ phần trăm, nồng độ mol của dung dịch và những đại lượng liên quan đến dung dịch để làm các bài tập.

  • Pha chế dung dịch(24/05)

    Qua bài nồng độ dung dịch chúng ta đã biết được cách tính toán nồng độ dung dịch. Vậylàm thế nào để pha chế được 1 dung dịch theo nồng độ đã biết, cách pha loãng 1 dung dịch như thế nào?

  • LT Dung dịch(24/05)

    Trong thí nghiệm hoá học hoặc trong đời sống hàng ngày các em thường hoà tan nhiều chất như đường, muối... trong nước, ta có những dung dịch đường, muối. Vậy dung dịch là gì? Cùng tìm hiểu bài dưới đây

  • Độ tan của một chất trong nước(24/05)

    Độ tan là một đại lượng đặc trưng cho khả năng tan của một chất tại một điều kiện nhất định. Bài viết dưới đây nhằm mục đích giúp các em làm quen với khái niệm độ tan, cũng như các dạng bài tập về độ tan

  • Bài tập độ tan-nồng độ dung dịch(24/05)

    Tính độ tan và nồng độ dung dịch là 2 dạng bài tập thường gặp ở chương dung dịch, độ tan và nồng độ dung dịch đều liên quan đến chất tan chỉ khác độ tan chia cho khối lượng dung môi còn nồng độ dung dịch chia cho khối lượng dung dịch. Vậy dung môi khác dung dịch ở điểm nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn.

  • BT trắc nghiệm tổng hợp dung dịch(24/05)

    Bài viết hệ thống đầy đủ, xúc tích, khoa học về các câu hỏi lý thuyết cũng như các dạng bài tập về dung dịch

  • Dạng toán pha trộn 2 dung dịch không xảy ra phản ứng(24/05)

    Pha trộn dung dịch gồm 2 dạng chính đó là dạng pha trộn dd 2 hay nhiều chất nhưng chúng không phản ứng với nhau và pha trộn dd 2 hay nhiều dd nhưng có xảy ra phản ứng. Dạng bài tập pha trộn dd mà chúng không phản ứng với nhau thường giải theo 2 cách: bảo toàn khối lượng và pp đường chéo. Các ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ pp giải dạng bài này.

Gửi bài tập - Có ngay lời giải!