Polime

Cập nhật lúc: 15:20 10-06-2016 Mục tin: Hóa học lớp 9


Polime là nguồn nguyên liệu không thể thiếu được trong các lĩnh vực của nền kinh tế. Vậy polime là gì? Nó có cấu tạo, tính chất và ứng dụng như thế nào?

 POLIME

I.Khái niệ- Polime là những chất có phân tử khối lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau.

Ví dụ: polietyle, tinh bột, xenlulozơ

- Dựa vào nguồn gốc, polime được chia thành hai loại chính:

+ Polime thiện nhiên (có sẵn trong tự nhiên): tinh bột, xenlulozơ, tơ tằm, cao su thiên nhiên...

+ Polime tổng hợp (do con người tổng hợp): cao su buna, poli (vinyl clorua)...

II. Cấu tạo và tính chất

1.Cấu tạo

- Gồm nhiều mắt xích liên kết với nhau

- Mạch thẳng, mạch nhánh và mạng không gian

VD:

- Polietilen (- CH2- CH2-)n  ;

  Mắt xích:      - CH2- CH2-

- Polivinylclorua  (- CH2 - CH-)n

                                            |                                  

                                           Cl

 Mắt xích:          (- CH2 - CH-)

                                         |

                                        Cl

2.Tính chất vật lí

- Thường là chất rắn

- Không bay hơi

- Không tan trong nước hoặc các dung môi thông thường. Một số polime tan được trong axeton

- Ở nhiệt độ cao dễ bị phân hủy

III. Ứng dụng

- Polime được ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật dưới các dạng khác nhau, như: chất béo và vật liệu compozit, tơ, cao su...

IV.Bài tập củng cố

Bài 1:

Khái niệm đúng về polime là

A. Polime là hợp chất được tạo thành từ các phân tử lớn

B Polime là hợp chất được tạo thành từ các phân tử có phân tử khối nhỏ hơn

C. Polime là sản phẩm duy nhất của phản trùng hợp hoặc trùng ngưng

D. Polime là hợp chất cao phân tử gồm n mắt xích tạo thành

Bài 2:

Mắt xích của PE?

A.Metan               B.Aminoaxit                  C.Etilen                D.Etanol

Bài 3:

Mắt xích của tinh bột, xenlulozơ?

A.C6H12O6              B.C6H10O5             C.Amino axit       D.Đường saccarozo

Bài 4:

Mắt xích của protein?

A.NH2                  B.C6H10O5              C.Amino axit       D.Đường saccrarozo

Bài 5:

Tính chất chung của polime là

A. Chất lỏng, không màu, không tan trong nước.

B. Chất khí, không màu, không tan trong nước.

C. Chất rắn, không bay hơi, không tan trong nước.

D. Chất rắn, không màu, không mùi.

Bài 6:

Polime nào được tổng hợp từ quá trình quang hóa

A. Tinh bột.

B. Protein.

C. Cao su thiên nhiên.

D. Polietylen

Bài 7:

Tơ nilonđược gọi là

A. Tơ thiên nhiên.

B. Tơ tổng hợp.

C. Tơ nhân tạo

D. Vừa là tơ nhân tạo vừa là tơ thiên nhiên

Bài 8:

Polietilen có khối lượng phân tử 14000đvC. Hệ số trùng hợp n là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

nCH2=CH2  -(CH2-CH2)n-

n =  = 500

Bài 9:

Trùng hợp 5,6l C2H4(đktc), nếu hiệu suất phản ứng là 90% thì khối lượng polime thu được là bao nhiêu? Biết hệ số trùng hợp là 500

Hướng dẫn giải:

500CH2=CH2 -(CH2-CH2)500-

 = 5,6/22,4 = 0,25 mol

=>= 0,25.28 = 7g

= 7.500.90% = 3150g

Bài 7:

Poli (vinyl clorua) viết tắt là PVC là polime có nhiều ứng dụng trong thực tiễn như làm ống dẫn nước, đồ giả da,...

a) Hãy viết công thức chung và công thức một mắt xích của PVC.

b) Mạch phân tử PVC có cấu tạo như thế nào ?

c) Làm thế nào để phân biệt được da giả  làm bằng PVC và da thật ?

Hướng dẫn giải:

a)

- Công thức chung :

Polivinylclorua  (- CH2 - CH-)n

                                         |                                   

                                        Cl

- Mắt xích:          (- CH2 - CH-)

                                           |

                                          Cl

b) Mạch phân tử PVC là mạch không nhánh (mạch thẳng)

c) Đốt cháy mỗi mẫu da, nếu có mùi khét là da thật, không có mùi khét là da giả.

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Zalo 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 9 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

  • Lý thuyết trọng tâm về chất béo(10/06)

    Chất béo xuất hiện hàng ngày trong đời sống của chúng ta. Vậy chất béo có công thức là gì, thành phần ra sao và tính chất như thế nào?

  • Mối liên hệ giữa etilen - rượu etylic - axitaxetic(10/06)

    etilen - rượu etylic - axitaxetic có mối quan hệ mất thiết với nhau tạo nên một chuỗi biến hóa. Bài viết dưới đây nhằm giới thiệu cho học sinh mối liên hệ đó, và cách biểu diễn các mối liên hệ thông qua phương trình hóa học. Ngoài ra, bài viết còn củng cố kiến thức hóa học hữu cơ từ các chương đã học.

  • Lý thuyết trọng tâm về axit axetic(09/06)

    Giấm ăn hàng ngày chúng ta sử dụng có thành phần là axit axetic. Vậy axit axetic có công thức cấu tạo, tính chất, ứng dụng như thế nào?

  • Lý thuyết trọng tâm về rượu Etylic(09/06)

    Khi lên men gạo, sắn, ngô hoặc quả nho... ta thu được rượu etylic. Vậy rượu etylic có công thức cấu tạo như thế nào? Tính chất, ứng dụng như thế nào? Cùng tìm hiểu bài dưới đây.

  • Protein(09/06)

    Trong đời sống hàng ngày chúng ta thường xuyên sử dụng thịt, cá, trứng làm nguồn thức ăn cung cấp đạm cho cơ thể, tơ tằm dệt vải, lông cừu dệt len...Vậy trong các thực phẩm và các loại tơ sợi trên chứa hợp chất gì, thành phần cấu tạo của chúng có những nguyên tố hoá học nào và chúng có những tính chất vật lí và hoá học gì?

  • Tinh bột và xenlulozơ(09/06)

    Tinh bột và xenlulozơ là những gluxit quan trọng đối với đời sống con người. Vậy công thức của tinh bột và xenlulozơ như thế nào? Chúng có tính chất và những ứng dụng gì?

  • Lý thuyết Saccarozơ(08/06)

    Saccarozơ là loại đường phổ biến thường được sử dụng trong đời sống hàng ngày, ví dụ pha nước, chế biến thức ăn …Vậy đường Saccarozơ là gì, chúng có ở đâu và công thức hoá học như thế nào, chúng có những tính chất hoá học và ứng dụng gì trong đời sống và trong công nghiệp ?

  • Glucozơ(08/06)

    Trong cuộc sống, chúng ta thường hay dùng mía và trái nho. Trong thức ăn đó có chứa nhiều glucozơ. Vậy chúng có tính chất vật lý, hóa học như thế nào?Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây

Gửi bài tập - Có ngay lời giải!