Axit photphoric và muối photphat

Cập nhật lúc: 17:20 23-03-2016 Mục tin: Hóa học lớp 11


Bài viết dưới đây giúp bạn đọc nắm rõ những lý thuyết quan trọng về axit photphoric và muối photphat.

     AXIT PHOTPHORIC VÀ MUỐI PHOTPHAT

I. ĐIPHOTPHO PENTAOXIT - P2O5

1. Tính chất vật lí

     Là chất khói trắng, không mùi, háo nước và dễ chảy rữa thường dùng để làm khô các chất.

2. Tính chất hóa học

P2O5 có tính chất của một oxit axit.

- Tác dụng với nước:

P2O5 + H2O → 2HPO3 (axit metaphotphoric)

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 (axit photphoric)

- Tác dụng với dung dịch kiềm, tùy theo tỉ lệ có thể tạo thành các muối khác nhau:

H2O + P2O5 + 2NaOH → 2NaH2PO4

P2O5 + 4NaOH → 2Na2HPO4 + H2O

P2O5 + 6NaOH → 2Na3PO4 + 3H2O

3. Điều chế                

4P + 5O2 → 2P2O5

II. AXIT PHOTPHORIC HOẶC AXIT ORTHOPHOTPHORIC - H3PO4 

1. Tính chất vật lí

     Tồn tại ở dạng lỏng siro, không màu, không mùi, dễ tan trong nước và rượu, không độc.

2. Tính chất hóa học

a. Là axit trung bình

- Trong dung dịch H3PO4 phân li thuận nghịch theo 3 nấc:

H3PO4 ↔ H+ + H2PO4-

H2PO4- ↔ H+ + HPO42-

HPO42- ↔ H+ + PO43-

- Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

- Tác dụng với oxit bazơ → muối + H2O                  

2H3PO4 + 3Na2O → 2Na3PO4 + 3H2O

- Tác dụng với bazơ → muối + H2O (tùy theo tỉ lệ phản ứng có thể tạo thành các muối khác nhau).

KOH + H3PO4 → KH2PO4 + H2O

2KOH + H3PO4 → K2HPO4 + 2H2O

3KOH + H3PO4 → K3PO4 + 3H2O

- Tác dụng với kim loại đứng trước H2 → muối + H2

2H3PO4 + 3Mg → Mg3(PO4)2 + 3H2

- Tác dụng với muối → muối mới + axit mới                        

H3PO4 + 3AgNO3 → 3HNO3 + Ag3PO4

b. Tính oxi hóa - khử

     Trong H3PO4, P có mức oxi hóa +5 là mức oxi hóa cao nhất nhưng H3PO4 không có tính oxi hóa như HNO3 vì nguyên tử P có bán kính lớn hơn so với bán kính của N → mật độ điện dương trên P nhỏ → khả năng nhận e kém.

c. Các phản ứng do tác dụng của nhiệt

2H3PO4 → H4P2O7 + H2O (200 – 2500C)

                          Axit điphotphoric

H4P2O7 → 2HPO3 + H2O (400 – 5000C)

                       Axit metaphotphoric

Chú ý: Axit photphorơ H3PO3 là axit 2 lần axit.

3. Điều chế

- Trong phòng thí nghiệm:                 

P + 5HNO3 đặc → H3PO4 + 5NO2 + H2O (t0)

- Trong công nghiệp:                          

Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 đặc → 3CaSO4 + 2H3PO4 (t0)

Để điều chế H3POvới độ tinh khiết cao ta dùng sơ đồ: P → P2O5 → H3PO4

4P + 5O2 → 2P2O5

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

4. Nhận biết

- Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

- Tạo kết tủa vàng với dung dịch AgNO3.

III. MUỐI PHOTPHAT

1. Khái niệm và tính chất vật lí

- Có 3 loại: PO43-, HPO42- và H2PO4-.

- Tất cả muối H2PO4- đều tan; muối PO43- và HPO42- chỉ có muối của kim loại kiềm và amoni tan được.

2. Tính chất hóa học

-  Muối photphat có đầy đủ các tính chất hóa học của muối.

-  Các muối photphat của kim loại kiềm dễ bị thủy phân trong dung dịch tạo môi trường bazơ:

Na3PO4 → 3Na+ + PO43-

PO43- + H2O → HPO42- + OH-

-  Muối axit còn biểu hiện tính chất của axit.

NaH2PO4 + NaOH → Na2HPO4 + H2O

3. Điều chế

- Cho P2O5 hoặc H3PO4 tác dụng với dung dịch  kiềm.

- Dùng phản ứng trao đổi ion.

4. Nhận biết   

     Nhận biết ion PO43- bằng dung dịch AgNO3:

3Ag+ + PO43- → Ag3PO4 (kết tủa vàng)

 

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

2k7 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập mễn phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 11 - Xem ngay

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

  • Bài tập nito - photpho (có lời giải chi tiết)(07/04)

    Tổng hợp các bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết dưới đây giúp bạn đọc ôn tập lại lý thuyết cũng như bài tập một cách hệ thống đồng thời rèn được kỹ năng trình bày khoa học qua lời giải chi tiết.

  • BTTN tổng hợp nito - photpho(06/04)

    Tổng hợp các bài tập trắc nghiệm dưới đây giúp bạn đọc ôn tập lại toàn bộ lý thuyết và làm quen với cách ra câu hỏi trong các đề thi, đề kiểm tra.

  • BTTN tính toán nito - photpho(05/04)

    Các bài tập trắc nghiệm có đáp án dưới đây giúp bạn đọc rèn luyện các kỹ năng giải bài tập, đồng thời khắc sâu thêm kiến thức.

  • Bài tập trắc nghiệm lý thuyết nito - photpho(04/04)

    Bài viết tổng hợp các BTTN lý thuyết về nito - phopho và các hợp chất của chúng, các bài tập được chọn lọc từ khó đến dễ giúp bạn đọc ôn tập kỹ và chắc kiến thức của toàn bộ chương.

  • Phương pháp giải bài tập axit nitric(02/04)

    Bài viết hướng dẫn bạn đọc những cách giải nhanh nhất các dạng bài tập về axit nitric.

  • Bài tập H3PO4 tác dụng với dd kiềm(01/04)

    Bài viết dưới đây hướng dẫn bạn đọc giải các bài tập về H3PO4 tác dụng với dd kiềm một cách đơn giản và tránh được các sai lầm khi giải dạng bài tập này.

  • Bài tập pư của NO3- trong môi trường axit và bazo(31/03)

    Bài toán về phản ứng của muối nitrat trong môi trường axit hoặc bazon là dạng bài tập thường gặp trong các đề thi tuyển sinh. Trong môi trường axit, muối nitrat cũng có tính oxi hóa mạnh như HNO3. Vì vậy cách thức phản ứng của muối nitrat trong môi trường axit với các chất khử cũng tương tự như phản ứng của axit HNO3. Bài viết dưới đây giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phương pháp giải các dạng bài tập này.

  • Bài tập hh kim loại tác dụng với HNO3(30/03)

    Bài tập HNO3 tác dụng với kim loại được coi là bài toán kinh điển của hóa học vô cơ, dạng bài tập HNO3 tác dụng với hh kim loại là một trong những dạng khó thuộc dạng bài tập của HNO3, bài viết dưới đây hướng dẫn bạn đọc phương pháp giải với những ví dụ tiêu biểu chi tiết.

  • Bài tập kim loại tác dụng với HNO3 tạo hh khí(29/03)

    Bài toán kim loại tác dụng với axit nitric là dạng bài tập trọng tâm trong chương trình hóa học vô cơ. Dạng bài tập này được chia ra thành rất nhiều dạng nhỏ khác nhau, bài viết dưới đây hướng dẫn bạn đọc cách giải chi tiết dạng bài kim loại tác dụng với HNO3 tạo hh khí.

  • Bài tập tìm công thức oxit của nito(28/03)

    Oxit của nito không được đề cập nhiều trong các bài giảng ở trên lớp song trong các bài tập về HNO3 thì các oxit của nito được xuất hiện rất nhiều, vậy các oxit đó có công thức là gì? Cách xác định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn giải các bài tập dạng này một cách chi tiết nhất.

Gửi bài tập - Có ngay lời giải!