Bài tập điều chế NH3

Cập nhật lúc: 17:00 25-03-2016 Mục tin: Hóa học lớp 11


Bài viết hướng dẫn bạn đọc cách giải bài tập điều chế NH3 chi tiết, dễ hiểu với các ví dụ phong phú.

  BÀI TẬP PHẢN ỨNG ĐIỀU CHẾ NH3


Phản ứng tổng hợp , phân hủy NH3
PTPU : N2+3H2 ⇋ 2NH3
- Hằng số của PƯ thuận 


PP giải : 
Bước 1 : Tính tỉ lệ mol của N2 và H2 trong hỗn hợp ( nếu đề cho biết khối lượng mol TB của chúng). Từ đó suy ra số mol hoặc thể tích của N2 và H2 tham gia PƯ . Nếu đề không cho số mol hay thể tích thì ta tự chọn lượng chất PƯ bằng đúng tỉ lệ mol của N2 va H2
Bước 2 : Căn cứ vào tỉ lệ mol của N2 và H2 để xác định hiệu suất xem hiệu suất tính theo chất nào ( tính theo chất thiếu ) . Viết PTPU căn cứ vào PT suy ra số mol các chất đã tham gia PƯ 
Bước 3 : Tính tổng số mol hoặc thể tích trước và sau PƯ . Lập biểu thức liên quan giữa sô mol khí, áp suất và nhiệt độ trước và sau PƯ => các kết quả mà đề bài yêu cầu
 
VÍ DỤ MINH HỌA

Ví dụ 1 : Trong một bình kín chứa 10 lít nito và 10 lít Hidro ở nhiệt đô 0o C và 10atm. Sau khi PƯ tổng hợp NH3, lại đưa bình về 0oC. Biết rằng có 60% Hidro tham gia PƯ , áp suất trong bình sau PƯ là :
A. 1010 atm      B. 88 atm      C. 99 atm        D. 8,58,5 atm

Hướng dẫn giải

N2+3H2 ⇋ 2NH3
Theo PT tổng hợp NH3 thì  nH2/nN2 = 3/1
Thể tích H2 PƯ là 66 lit => VN2 = 22 lit .

Tổng thể tích khí PƯ là 88 lit .

Sau PƯ thể tích khí giảm băng 1/2thể tích khí PƯ 
=> Vgim= 44 lit 
=> Vsau = 10+10−4 = 16 lit 
= =  =>  =  => p = 8atm
=> Đáp án B

Ví dụ 2 : Một bình kín có thể tích là 0,5 lit chứa 0,5mol H2 và 0,50,5 mol N2 , ở nhiệt độ to C . Khi ở trạng thái cân bằng có 0,2 mol NH3 tạo thành . Hằng số cân bằng Kc của PƯ tổng hợp NH3 là 
A. 1,278                     B. 3,125                     C. 4,125                     D. 6,75

Hướng dẫn giải

Theo giả thiết ban đầu ta thấy [H2] = [N2] = 1M
Thực hiện PƯ tổng hợp NH3 đến thời điểm cân bằng [NH3] = 0,4 M
            N2          +          3H2       ⇋         2NH    (11)
bđ :     1                      1                      0
pư        0,2                   0,6                   0,4
sau      0,8                   0,4                   0,4
Theo (11) tại thời điểm cân bằng [N2] = 0,8, [H2] = 0,4M , [NH3] = 0,4M

=> Đáp án B

Ví dụ  3: Cho hỗn hợp khí N2, H2 và NH3 có tỉ khối so với H2 là 8. Dẫn hỗn hợp đi qua dd H2SO4 đặc dư thì thể tích khí còn lại một nửa. Thành phần phần % theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp lần lượt là : 
A. 25% H2, 25% N2, 50% NH3 
B. 50% H2, 25% N2, 25% NH3  
C. 25% H2, 50% N2, 25% NH3
D. 30%N2, 20%H2, 50% NH3 

Hướng dẫn giải

NH3 bị hấp thụ bởi H2SO4
3NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4
Lấy 1 mol hỗn hợp
=> nNH3 = 0.5 
nH2=x; nN2 = y 
x +y = 0.5 
2x + 28y = 8 . 2 -17 . 0.5 
=> x=y=0.25 
%NH3 = 50% 
%N2=%H2 = 25% 
= > ĐÁP ÁN A
Ví dụ 4: Điều chế NH3 từ đơn chất. Thể tích NH3 tạo ra là 67,2lit. Biết hiệu suất phản ứng là 25%. Thể tích N2 (lit) cần là: 
A. 13,44                                 B. 134,4

C. 403,2                                 D. Tất cả đều sai 

Hướng dẫn giải

N2 → 2NH3
VN2 = 67,2/2 . 0,25 = 134,4
=> ĐÁP ÁN B
Ví dụ 5:  Cho NH3 tác dụng với khí clo cần điều kiện gì: 
A. Đun nóng nhẹ 
B. Đun nóng ở nhiệt độ cao 
C. ở điều kiện thường
D. nhiệt độ và xúc tác 
ĐÁP ÁN C
Ví dụ 6: Cho PTHH : N2 + 3H2 ↔ 2NH3 Khi giảm thể tích của hệ thì cân bằng trên sẽ 
A. chuyển dịch theo chiều thuận. 
B. không thay đổi. 
C. chuyển dịch theo chiều nghịch. 
D. không xác định được. 
=> ĐÁP ÁN A
( giảm thể tích ----> tăng áp suất ---> cân bằng chuyển theo chiều giảm số phân tử khí)
Ví dụ 7: Hiệu suất của phản ứng giữa N2 và H2 tạo thành NH3 tăng nếu 
A. giảm áp suất, tăng nhiệt độ. 
B. giảm áp suất, giảm nhiệt độ. 
C. tăng áp suất, tăng nhiệt độ. 
D. tăng áp suất, giảm nhiệt độ. 
=> ĐÁP ÁN D
( PU tổng hợp NH3 là phản ứng giảm số mol khí và tỏa nhiệt)
Ví dụ 8: Chất có thể dùng để làm khô khí NH3 là 
A. H2SO4 đặc. 
C. CaO. 
B. CuSO4 khan. 
D. P2O5
=>  ĐÁP ÁN C
Ví dụ 9: Hiện tượng quan sát được (tại vị trí chứa CuO) khi dẫn khí NH3 đi qua ống đựng bột CuO nung nóng là 
A. CuO từ màu đen chuyển sang màu trắng. 
B. CuO không thay đổi màu. 
C. CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ. 
D. CuO từ màu đen chuyển sang màu xanh 
=> ĐÁP ÁN C
Ví dụ 10: Để điều chế 4 lít NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất 50% thì thể tích H2 cần dùng ở cùng điều kiện là bao nhiêu ? 
A. 4 lít                        B. 6 lít                                    C. 8 lít                        D. 12 lít 
=> ĐÁP ÁN D
Ví dụ 11: Cho 4 lít N2 và 14 lít H2 vào bình phản ứng, hỗn hợp thu được sau phản ứng có thể tích bằng 16,4 lít (thể tích các khí được đo ở cùng điều kiện). Hiệu suất phản ứng là 
A. 50% B. 30% C. 20% D. 40% 

Hướng dẫn giải

V giảm = 18 -16,4 = 1,6 → VN2 phản ứng = 0,8
---> H = (0,8/4) . 100 = 20%
ĐÁP ÁN C
Ví dụ 12: Dẫn 1,344 lít NH3 vào bình chứa 0,672 lít Cl2
a) Tính thành phần % theo thể tích của hỗn hợp khí sau phản ứng. 
b) Tính khối lượng của muối NH4Cl được tạo ra. Biết thể tích các khí được đo ở đktc. 

Hướng dẫn giải

nNH3 = 0,06 mol; n Cl2 = 0,03

2NH3 + 3Cl2 -→6HCl + N2
0,02 0.03----->0,06---> 0.01
NH3 còn thừa (0,04) mol có phản ứng:
NH3 + HCl ---->NH4Cl
0,04--->0,04----->0,04
---> sau phản ứng có các chất phí là:
HCl = 0,02 mol và N2 = 0,01 mol
mNH4Cl = 0,04 . 53,5 = 2,14 g

Ví dụ 13:  Cho hỗn hợp N2 và H2 vào bình phản ứng có nhiệt độ không đổi. Sau thời gian phản ứng, áp suất khí trong bình giảm 5% so với áp suất ban đầu. Biết ti lệ số mol của nitơ đã phản ứng là 10%. Thành phần phần trăm về số mol của N2 và H2 trong hỗn hợp đầu là: 
A. 15% và 85%                                 B. 82,35% và 77,5%

C. 25% và 75%                                 D. 22,5% và 77,5%. 

Hướng dẫn giải

Giả sử có 1 mol hỗn hợp đầu. Gọi x và y (mol) lần lượt là số mol của N2 và H2 trong 1 mol hỗn hợp đầu 
Gọi n1, P1 và n2, P2 lần lượt là số mol hỗn hợp khí + áp suất trong bình ban đầu và lúc sau 
---> n1 = x + y = 1 (1) 
Bình kín ----> đẳng tích, nhiệt độ không đổi ---> đẳng nhiệt 
----> n1 / n2 = P1 / P2 ( tỉ lệ áp suất = tỉ lệ sớ mol) 
Áp suất khí trong bình giảm 5% so với áp suất ban đầu ---> P1 / P2 = 20 / 19 
---> n1 / n2 = 20 / 19 (2) 
Số mol của nito đã phản ứng là 10% ---> N2 pứ 0,1x mol 
Phương trình: N2 + 3H2 → 2NH3 
Trước: -----------x-------y---------0 
Pứ: -------------0,1x---0,3x-----0,2x 
Sau: n N2 = 0,9x ; n H2 = y - 0,3x ; n NH3 = 0,2x 
---> n2 = 0,9x + y - 0,3x + 0,2x 
---> n2 = 0,8x + y (3) 
Từ (1) (2) & (3) ta có: 
(x + y) / (0,8x + y) = 20 / 19 
---> 3x - y = 0 (4) 
Giải hệ (1) & (4) cho ta: x = 0,25 mol và y = 0,75 mol 
Thành phần phần trăm về số mol của N2 và H2 trong hỗn hợp đầu là

 %N2 = 25% và %H2 = 75%

 

 

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

2k7 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập mễn phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 11 - Xem ngay

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

  • Bài tập nito - photpho (có lời giải chi tiết)(07/04)

    Tổng hợp các bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết dưới đây giúp bạn đọc ôn tập lại lý thuyết cũng như bài tập một cách hệ thống đồng thời rèn được kỹ năng trình bày khoa học qua lời giải chi tiết.

  • BTTN tổng hợp nito - photpho(06/04)

    Tổng hợp các bài tập trắc nghiệm dưới đây giúp bạn đọc ôn tập lại toàn bộ lý thuyết và làm quen với cách ra câu hỏi trong các đề thi, đề kiểm tra.

  • BTTN tính toán nito - photpho(05/04)

    Các bài tập trắc nghiệm có đáp án dưới đây giúp bạn đọc rèn luyện các kỹ năng giải bài tập, đồng thời khắc sâu thêm kiến thức.

  • Bài tập trắc nghiệm lý thuyết nito - photpho(04/04)

    Bài viết tổng hợp các BTTN lý thuyết về nito - phopho và các hợp chất của chúng, các bài tập được chọn lọc từ khó đến dễ giúp bạn đọc ôn tập kỹ và chắc kiến thức của toàn bộ chương.

  • Phương pháp giải bài tập axit nitric(02/04)

    Bài viết hướng dẫn bạn đọc những cách giải nhanh nhất các dạng bài tập về axit nitric.

  • Bài tập H3PO4 tác dụng với dd kiềm(01/04)

    Bài viết dưới đây hướng dẫn bạn đọc giải các bài tập về H3PO4 tác dụng với dd kiềm một cách đơn giản và tránh được các sai lầm khi giải dạng bài tập này.

  • Bài tập pư của NO3- trong môi trường axit và bazo(31/03)

    Bài toán về phản ứng của muối nitrat trong môi trường axit hoặc bazon là dạng bài tập thường gặp trong các đề thi tuyển sinh. Trong môi trường axit, muối nitrat cũng có tính oxi hóa mạnh như HNO3. Vì vậy cách thức phản ứng của muối nitrat trong môi trường axit với các chất khử cũng tương tự như phản ứng của axit HNO3. Bài viết dưới đây giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phương pháp giải các dạng bài tập này.

  • Bài tập hh kim loại tác dụng với HNO3(30/03)

    Bài tập HNO3 tác dụng với kim loại được coi là bài toán kinh điển của hóa học vô cơ, dạng bài tập HNO3 tác dụng với hh kim loại là một trong những dạng khó thuộc dạng bài tập của HNO3, bài viết dưới đây hướng dẫn bạn đọc phương pháp giải với những ví dụ tiêu biểu chi tiết.

  • Bài tập kim loại tác dụng với HNO3 tạo hh khí(29/03)

    Bài toán kim loại tác dụng với axit nitric là dạng bài tập trọng tâm trong chương trình hóa học vô cơ. Dạng bài tập này được chia ra thành rất nhiều dạng nhỏ khác nhau, bài viết dưới đây hướng dẫn bạn đọc cách giải chi tiết dạng bài kim loại tác dụng với HNO3 tạo hh khí.

  • Bài tập tìm công thức oxit của nito(28/03)

    Oxit của nito không được đề cập nhiều trong các bài giảng ở trên lớp song trong các bài tập về HNO3 thì các oxit của nito được xuất hiện rất nhiều, vậy các oxit đó có công thức là gì? Cách xác định như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn giải các bài tập dạng này một cách chi tiết nhất.

Gửi bài tập - Có ngay lời giải!