BTTN lý thuyết dẫn xuất halogen - ancol - phenol

Cập nhật lúc: 15:00 11-02-2016 Mục tin: Hóa học lớp 11


Bài viết dưới đây tổng hợp các bài tập trắc nghiệm lý thuyết về dẫn xuất halogen - ancol - phenol hay và đầy đủ giúp bạn đọc nắm vững lý thuyết toàn bộ chương.

BTTN LÝ THUYẾT DẪN XUẤT HALOGEN

ANCOL - PHENOL

 

Câu 1 : Số đồng phân của C4H9Br là        

A. 4.                     B. 2.                            C. 3.                              D. 5.

Câu 2: Số đồng phân dẫn xuất halogen bậc I có CTPT C4H9Cl là  

A. 2.                                B. 3.                               C. 4.                            D. 5.

Câu 3: Số đồng phân mạch hở (kể cả đồng phân hình học) của chất có CTPT là C3H5Br là

A. 2.                                 B. 3.                               C. 4.                              D. 5.

Câu 4: Một hợp chất hữu cơ Z có % khối lượng của C, H, Cl lần lượt là : 14,28% ; 1,19% ; 84,53%. CTPT của Z là                   

A. CHCl2.                          B. C2H2Cl4.                

C. C2H4Cl2.                      D. một kết quả khác.

Câu 5: Dẫn xuất halogen không có đồng phân cis-trans là

A. CHCl=CHCl.                                        B. CH2=CH-CH2F.        

C. CH3CH=CBrCH3.                                  D. CH3CH2CH=CHCHClCH3.

Câu 6: Danh pháp IUPAC của dẫn xuất halogen có công thức cấu tạo : ClCH2CH(CH3)CHClCH3

 A. 1,3-điclo-2-metylbutan.                            B. 2,4-điclo-3-metylbutan.

 C. 1,3-điclopentan.                                       D. 2,4-điclo-2-metylbutan.

Câu 7: Cho các chất sau: C6H5CH2Cl ; CH3CHClCH3; Br2CHCH3; CH2=CHCH2Cl. Tên gọi của các chất trên lần lượt là           

A. benzyl clorua ; isopropyl clorua ; 1,1-đibrometan ; anlyl clorua.

B. benzyl clorua ; 2-clopropan ; 1,2-đibrometan ;1-cloprop-2-en.

C. phenyl clorua ; isopropylclorua ; 1,1-đibrometan ; 1-cloprop-2-en.

D. benzyl clorua ; n-propyl clorua ; 1,1-đibrometan ; 1-cloprop-2-en.

Câu 8: Cho các dẫn xuất halogen sau : C2H5F (1) ;  C2H5Br (2) ;  C2H5I (3) ;  C2H5Cl (4) thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi là

A. (3)>(2)>(4)>(1).        B. (1)>(4)>(2)>(3).       

C. (1)>(2)>(3)>(4).       D. (3)>(2)>(1)>(4).

Câu 9: Nhỏ dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm chứa một ít dẫn xuất halogen CH2=CHCH2Cl, lắc nhẹ. Hiện tượng xảy ra là

A. Thoát ra khí màu vàng lục.                               B. xuất hiện kết tủa trắng.   

C. không có hiện tượng.                                        D. xuất hiện kết tủa vàng.

Câu 10: a. Sản phẩm chính của phản ứng tách HBr của CH3CH(CH3)CHBrCH3

A. 2-metylbut-2-en.       B. 3-metylbut-2-en.       

C. 3-metyl-but-1-en.       D. 2-metylbut-1-en.

b. Sản phẩm chính tạo thành khi cho 2-brombutan tác dụng với dung dịch KOH/ancol, đun nóng

A. metylxiclopropan.                              B. but-2-ol.  

C. but-1-en.                                              D. but-2-en.

Câu 11: Đun nóng 13,875 gam một ankyl clorua Y với dung dịch NaOH, tách bỏ lớp hữu cơ, axit hóa phần còn lại bằng dung dịch  HNO3, nhỏ tiếp vào dd AgNO3 thấy tạo thành 21,525 gam kết tủa. CTPT của Y là

A. C2H5Cl.                                B. C3H7Cl.              

C. C4H9Cl.                                 D. C5H11Cl.

Câu 12: Sự tách hiđro halogenua của dẫn xuất halogen X có CTPT C4H9Cl cho 3 olefin đồng phân, X là chất nào trong những chất sau đây ?

A. n- butyl clorua.          B. sec-butyl clorua.       

C. iso-butyl clorua.        D. tert-butyl clorua.

Câu 13: Cho hợp chất thơm : ClC6H4CH2Cl + dung dịch KOH (loãng, dư, to) ta thu được chất nào ?

A. HOC6H4CH2OH.                       B. ClC6H4CH2OH.        

C. HOC6H4CH2Cl.                         D. KOC6H4CH2OH.

Câu 14: Cho hợp chất thơm : ClC6H4CH2Cl + dung dịch KOH (đặc, dư, to, p) ta thu được chất nào ?

A. KOC6H4CH2OK.                        B. HOC6H4CH2OH.      

C. ClC6H4CH2OH.                          D. KOC6H4CH2OH.

Câu 15: Thủy phân dẫn xuất halogen nào sau đây sẽ thu được ancol ?

   (1) CH3CH2Cl                  (2) CH3CH=CHCl     

(3) C6H5CH2Cl              (4) C6H5Cl            

A. (1), (3).                      B. (1), (2),  (3).              

C. (1), (2), (4).               D.(1), (2), (3), (4).

Câu 16: a. Đun sôi dẫn xuất halogen X với nước một thời gian, sau đó thêm dung dịch AgNO3 vào thấy xuất hiện kết tủa. X là      

A. CH2=CHCH2Cl.               B. CH3CH2CH2Cl.        

C. C6H5CH2Br.                     D. A hoặc C.

b. Đun sôi dẫn xuất halogen X với dung dịch NaOH loãng một thời gian, sau đó thêm dung dịch AgNO3 vào thấy xuất hiện kết tủa. X  không thể là      

A. CH2=CHCH2Cl.               B. CH3CH2CH2Cl.        

C. C6H5CH2Cl.                     D. C6H5Cl.

Câu 17: Khi đun nóng dẫn xuất halogen X với dung dịch NaOH tạo thành hợp chất anđehit axetic. Tên của hợp chất X là         

A. 1,2- đibrometan.       B. 1,1- đibrometan.       

C. etyl clorua.                   D. A và B đúng.

Câu 18: Hợp chất X có chứa vòng benzen và có CTPT là C7H6Cl2. Thủy phân X trong NaOH đặc

(to cao, p cao) thu được chất Y có CTPT là C7H7O2Na. Hãy cho biết X có bao nhiêu CTCT ?

             A. 3.                               B. 5.                    C. 4.          D. 2.

Câu 19: Cho sơ đồ phản ứng sau:

         X, Y, Z, T có công thức lần lượt là

   A. p-CH3C6H4Br, p-CH2BrC6H4Br, p-HOCH2C6H4Br, p-HOCH2C6H4OH.

   B. CH2BrC6H5, p-CH2Br-C6H4Br, p-HOCH2C6H4Br, p-HOCH2C6H4OH.

   C. CH2Br-C6H5, p-CH2Br-C6H4Br, p-CH3C6H4OH, p-CH2OHC6H4OH.

   D. p-CH3C6H4Br, p-CH2BrC6H4Br, p-CH2BrC6H4OH, p-CH2OHC6H4OH.

Câu 20: Cho sơ đồ phản ứng sau : CH4  → X → Y→ Z→ T → C6H5OH. (X, Y, Z là các chất hữu  cơ khác nhau). Z là

A. C6H5Cl.                    B. C6H5NH2.                     

C. C6H5NO2.                  D. C6H5ONa.

Câu 21: X là dẫn xuất clo của etan. Đun nóng X trong NaOH dư thu được chất hữu cơ Y vừa tác dụng với Na vừa tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Vậy X là

A. 1,1,2,2-tetracloetan.                B. 1,2-đicloetan.            

C. 1,1-đicloetan.                          D. 1,1,1-tricloetan.

Câu 22: Cho 5 chất : CH3CH2CH2Cl (1) ; CH2=CHCH2Cl (2) ; C6H5Cl (3) ; CH2=CHCl (4) ; C6H5CH2Cl (5). Đun từng chất với dung dịch NaOH loãng, dư, sau đó gạn lấy lớp nước và axit hoá bằng dung dịch HNO3, sau đó nhỏ vào đó dung dịch AgNO3 thì các chất có xuất hiện kết tủa trắng là

A. (1), (3), (5).                       B. (2), (3), (5).       

C. (1), (2), (3), (5).                D. (1), (2), (5).

Câu 23: Cho sơ đồ chuyển hoá : Benzen ® A ® B ® C ® A axit picric. B là

A. phenylclorua.            B. o –Crezol.                 

C. Natri phenolat.          D. Phenol.

Câu 24: Cho sơ đồ phản ứng : ancol anlylic. Hỏi X là chất nào sau đây ?

A. Propan                                                 B. Xiclopropan.             

C. Propen.                                                D. Propin.

Câu 25: Cho sơ đồ sau : C2H5Br A BC.   C có công thức là

A. CH3COOH.                  B. CH3CH2COOH.        

C. CH3CH2OH.                 D. CH3CH2CH2COOH.

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

2k7 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập mễn phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 11 - Xem ngay

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

  • Bài tập tổng hợp dẫn xuất halogen - ancol - phenol(13/02)

    Bài viết tổng hợp bài tập tự luận và bài tập trắc nghiệm chương dẫn xuất halogen, ancol, phenol. Tất cả các bài tập tự luận đều có lời giải chi tiết giúp bạn đọc làm quen với cách trình bày khoa học và có thêm phương pháp giải bài tập hay, phần bài tập trắc nghiệm sẽ có đáp án cho bạn đọc đối chiếu.

  • BTTN tính toán dẫn xuất halogen - ancol - phenol(12/02)

    Tổng hợp các bài tập trắc nghiệm dưới đây giúp bạn đọc ôn lại các dạng bài tập của toàn bộ chương và rèn luyện kỹ năng tính toán các bài tập hiệu quả.

  • Bài tập tính toán phenol(10/02)

    Bài tập tính toán của phenol tương đối đơn giản và ít gặp trong đề. Các bài tập đều xoay quanh các phản ứng của phenol với Na, dd kiềm và dd brom. Bài viết dưới đây hướng dẫn bạn đọc các phương pháp giải hay và nhanh.

  • Bài tập đốt cháy ancol(09/02)

    Phản ứng đốt cháy của ancol có đặc điểm tương tự phản ứng đốt cháy ankan, để giải các bài tập đốt cháy ancol, phải dựa vào đặc điểm của phản ứng tức là tỉ lệ CO2 và H2O sinh ra. Bài viết dưới đây chia sẻ kỹ hơn về phương pháp giải bài tập dạng này.

  • Bài tập điều chế ancol(08/02)

    Bài viết dưới đây giới thiệu với bạn đọc phương pháp giải bài tập điều chế ancol dạng bài tập phổ biến trong các đề thi với những ví dụ minh họa cụ thể dễ hiểu.

  • Bài tập oxi hóa ancol(06/02)

    Bài tập về phản ứng oxi hóa không hoàn toàn cũng là một dạng bài tập thường gặp với ancol. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn của ancol xảy ra khi cho ancol tác dụng với CuO đun nóng hoặc với O2 có xúc tác là Cu, đun nóng (thường gặp phản ứng của ancol với CuO, đun nóng). Tùy theo bậc của ancol mà tạo ra các sản phẩm khác nhau, cùng tham khảo bài viết dưới đây để giải các bài tập chính xác, nhanh gọn.

  • Bài tập ancol tác dụng với kim loại kiềm(05/02)

    Phản ứng với kim loại kiềm là phản ứng đặc trưng của ancol nói riêng và các hợp chất hữu cơ có chứa nguyên tử H linh động nói chung, dưới đây là những hướng dẫn để bạn có thể giải dạng bài tập này hiểu quả.

  • Bài tập ancol tách nước(04/02)

    Tùy thuộc vào điều kiện tiến hành phản ứng, các ancol bị tách nước để tạo thành anken hoặc ete. Khi giải bài tập có liên quan đến phản ứng tách nước của ancol ta thường áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, tăng giảm khối lượng. Bài viết dưới đây chia sẻ chi tiết phương pháp giải bài tập dạng này.

  • Phenol(03/02)

    Phenol là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm OH liên kết trực tiếp với Cacbon của vòng benzen. Chúng có tính chất gì? Và được điều chế như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây.

  • Ancol(02/02)

    Bài viết dưới đây đem đến cho bạn đọc những lý thuyết quan trọng về ancol.

Gửi bài tập - Có ngay lời giải!