BTTN tính toán dẫn xuất halogen - ancol - phenol

Cập nhật lúc: 15:00 12-02-2016 Mục tin: Hóa học lớp 11


Tổng hợp các bài tập trắc nghiệm dưới đây giúp bạn đọc ôn lại các dạng bài tập của toàn bộ chương và rèn luyện kỹ năng tính toán các bài tập hiệu quả.

BTTN TÍNH TOÁN DẪN XUẤT HALOGEN

ANCOL - PHENOL

 

Câu 1. Hỗn hợp A gồm 4,6 gam ancol etylic và 12 gam ancol propylic. Đun A với H2SO4 đặc 1700C thu được bao nhiêu lít khí (đktc)

A. 2,24 lít                    B. 6,72 lít                    C. 4,48 lít                    D. 8,96 lít

Câu 2. Tiến hành phản ứng tách nước hoàn toàn 12,4 gam hỗn hợp A gồm CH3OH và C2H5OH thu được 4,48 lít anken (đktc). % khối lượng CH3OH trong A là

A. 12,5%                     B. 40%                        C. 60%                        D. 25,81%

Câu 3. Tách nước 25,5g hỗn hợp ancol metylic và etylic với tỉ lệ mol tương ứng 1: 3 với H2SO4 đặc, 1700C (hiệu suất 100%) thì thể tích anken thu được (đktc) là:

 A. 13,44 lít                  B. 10,08 lít                  C. 5,04 lít                    D. 6,72 lít                   

Câu 4. Khi đun nóng m1 gam ancol X với H2SO4 đặc làm xúc tác ở điều kiện nhiệt độ thích hợp thu được m2 gam một chất hữu cơ Y. Tỉ khối của Y so với X là 0,7 (Biết hiệu suất phản ứng 100%). Tìm công thức cấu tạo của ancol X.
  A. C2H5OH                 B. C3H7OH                 C. CH 3OH                 D. C4H9OH

Câu 5. Thực hiện phản ứng tách nước với một ancol đơn chức A ở điều kiện thích hợp sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được chất hữu cơ B có tỉ khối hơi so với A bằng 1,7. Xác định công thức phân tử ancol A
 A. C2H5OH                 B. C4H9OH                 C. C 3H 7OH               D. CH3OH 

Câu 6.  Lấy 1,15 gam ancol X cho tác dụng với Na (dư) thì cho 280 cm3  hiđro đo ở đktc. CTPT của X là?
A. CH3OH                              B. C2H5OH                

C. C3H7OH                             D. C4H9OH

Câu 7.  Có hợp chất hữu cơ X chỉ chứa các nguyên tố: C, H, O. Biết 0,31 gam X tác dụng hết với Na tạo ra 112ml khí H2 (đktc). Công thức cấu tạo của X là:
A. C3H5(OH)3             B. C3H6(OH)2                        

C. C2H4(OH)2                  D. C4H7(OH)3 
Câu 8.  ancol no, đa chức, mạch hở X có n nguyên tử cacbon và m nhóm -OH trong cấu tạo phân tử. Cho 7,6 g ancol trên phản ứng với lượng natri dư thu được 2,24 lít khí (đktc). Cho n = m + 1. Công thức cấu tạo của ancol X là:
A. C2H5OH                 B. C4H7(OH)3                        

C. C3H5(OH)2                D. C3H6(OH)2 

Câu 9.  Cho 2,84 gam một hỗn hợp 2 ancol đơn chức là đồng đẳng liên tiếp nhau tác dụng với Na vừa đủ, tạo ra 4,6 gam chất rắn và V lít khí H2 ở đktc. Công thức phân tử của 2 ancol trên là:
A. CH3OH và C2H5OH                                  B. C2H5OH và C3H7OH            

C. C23OH và C3H5OH                                 D. C3H5OH và C4H7OH

Câu 10.  Một ancol no đơn chức mạch hở X có 60% cacbon theo khối lượng trong phân tử. Nếu cho 18 gam X tác dụng hết với Na thì thể tích khí H2 thoát ra (ở điều kiện chuẩn) là:
A. 1,12 lít                    B. 2,24 lít                    C. 3,36 lít                   D. 4,46 lít

Câu 11.  Nếu gọi x là số mol chất hữu cơ CnH2n-2Oz đã bị đốt cháy, nCO2, nH2O tương ứng là số mol CO2 và H2O sinh ra, giá trị của x là:
A. x = =         B. x =  -      

C. x = 2( - )     D. x = - 

Câu 12.  Khi đốt cháy hoàn toàn 6,44 gam một ancol no mạch hở A thì thu được 9,24 g khí CO2. Mặt khác khi cho 0,1 mol A tác dụng với kali dư cho 3,36 lít khí (đo ở đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của A.  

A. C4H7(OH)3                         B. C3H6(OH)2                       

C. C4H8(OH)­2                          D.C3H5(OH)3

Câu 13.  Đốt cháy hoàn toàn 2,22 gam một hợp chất hữu cơ X thu được 5,28 gam CO2 và 2,7 gam H2O. Công thức phân tử và số đồng phân của A là:

A. C3H8O có 4 đồng phân                             

B. C2H5OH có 2 đồng phân          

C. C4H10O có 7 đồng phân                            

D. C2H4(OH)2 không có đồng phân

Câu 14. Khi đốt cháy một ancol no, mạch hở X thì lượng oxi cần dùng bằng 9 lần khối lượng oxi có trong X biết X chứa không quá 3 nhóm chức. Số đồng phân cấu tạo (cùng và khác chức) của X là:
A. 1                              B. 2                           C. 3                               D. 4
Câu 15.  Ba ancol X, Y, Z đều bền, không phải là các chất đồng phân. Đốt cháy mỗi chất đều sinh ra CO2, H2O theo tỉ lệ mol nCO2 : nH2O  = 3 : 4. Vậy công thức phân tử của 3 ancol là:
A. C2H5OH, C3H7OH, C4H9OH                    B. C3H8O, C4H8O, C5H8O         

C. C3H6O, C3H6O2, C3H8O3                                    D. C3H8O, C3H8O2, C3H8O3 

Câu 16.  Đốt cháy hoàn toàn 1,52 gam  một ancol X thu được 1,344 lít CO2 (đktc) và 1,44 gam H2O. Công thức phân tử của X là:
A. C3H8O2                   B.C4H8O2                   C. C5H10O2                       D. C3H8O3
Câu 17.  đốt cháy hợp chất đơn chức Y ta chỉ thu được CO2 và H2O với số mol như nhau và số mol oxi tiêu tổn gấp 4 lần số mol của Y. Biết Y làm mất màu dung dịch brom và khi Y cộng hợp hiđro thì được ancol đơn chức. Nếu đốt cháy 41,76g Y thì khối lượng CO2 thu được là:
 A. 102,08g                  B. 87,56g                   C. 95,04g                    D. 76,42g

Câu 19. Oxi hoá hết 20,9g hỗn hợp ancol metylic và ancol etylic bằng một lượng vừa đủ CuO thu được 19,9g hỗn hợp anđehit. % khối lượng ancol metylic trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 22,97%                   B. 21,67%                   C. 77,03%                   D. 78,33%

Câu 20. Cho m gam hơi ancol X qua ống đựng CuO đốt nóng dư thu được m1 gam anđehit acrylic biết m = m1 + 0,4. Giá trị m là:

A. 23,2g                                  B. 12g                        

C. 24g                                     D. 11,6g

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

2k7 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập mễn phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Hóa lớp 11 - Xem ngay

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

  • Bài tập tổng hợp dẫn xuất halogen - ancol - phenol(13/02)

    Bài viết tổng hợp bài tập tự luận và bài tập trắc nghiệm chương dẫn xuất halogen, ancol, phenol. Tất cả các bài tập tự luận đều có lời giải chi tiết giúp bạn đọc làm quen với cách trình bày khoa học và có thêm phương pháp giải bài tập hay, phần bài tập trắc nghiệm sẽ có đáp án cho bạn đọc đối chiếu.

  • BTTN lý thuyết dẫn xuất halogen - ancol - phenol(11/02)

    Bài viết dưới đây tổng hợp các bài tập trắc nghiệm lý thuyết về dẫn xuất halogen - ancol - phenol hay và đầy đủ giúp bạn đọc nắm vững lý thuyết toàn bộ chương.

  • Bài tập tính toán phenol(10/02)

    Bài tập tính toán của phenol tương đối đơn giản và ít gặp trong đề. Các bài tập đều xoay quanh các phản ứng của phenol với Na, dd kiềm và dd brom. Bài viết dưới đây hướng dẫn bạn đọc các phương pháp giải hay và nhanh.

  • Bài tập đốt cháy ancol(09/02)

    Phản ứng đốt cháy của ancol có đặc điểm tương tự phản ứng đốt cháy ankan, để giải các bài tập đốt cháy ancol, phải dựa vào đặc điểm của phản ứng tức là tỉ lệ CO2 và H2O sinh ra. Bài viết dưới đây chia sẻ kỹ hơn về phương pháp giải bài tập dạng này.

  • Bài tập điều chế ancol(08/02)

    Bài viết dưới đây giới thiệu với bạn đọc phương pháp giải bài tập điều chế ancol dạng bài tập phổ biến trong các đề thi với những ví dụ minh họa cụ thể dễ hiểu.

  • Bài tập oxi hóa ancol(06/02)

    Bài tập về phản ứng oxi hóa không hoàn toàn cũng là một dạng bài tập thường gặp với ancol. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn của ancol xảy ra khi cho ancol tác dụng với CuO đun nóng hoặc với O2 có xúc tác là Cu, đun nóng (thường gặp phản ứng của ancol với CuO, đun nóng). Tùy theo bậc của ancol mà tạo ra các sản phẩm khác nhau, cùng tham khảo bài viết dưới đây để giải các bài tập chính xác, nhanh gọn.

  • Bài tập ancol tác dụng với kim loại kiềm(05/02)

    Phản ứng với kim loại kiềm là phản ứng đặc trưng của ancol nói riêng và các hợp chất hữu cơ có chứa nguyên tử H linh động nói chung, dưới đây là những hướng dẫn để bạn có thể giải dạng bài tập này hiểu quả.

  • Bài tập ancol tách nước(04/02)

    Tùy thuộc vào điều kiện tiến hành phản ứng, các ancol bị tách nước để tạo thành anken hoặc ete. Khi giải bài tập có liên quan đến phản ứng tách nước của ancol ta thường áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, tăng giảm khối lượng. Bài viết dưới đây chia sẻ chi tiết phương pháp giải bài tập dạng này.

  • Phenol(03/02)

    Phenol là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm OH liên kết trực tiếp với Cacbon của vòng benzen. Chúng có tính chất gì? Và được điều chế như thế nào? Cùng tham khảo bài viết dưới đây.

  • Ancol(02/02)

    Bài viết dưới đây đem đến cho bạn đọc những lý thuyết quan trọng về ancol.

Gửi bài tập - Có ngay lời giải!